"Phim Lý Công Uẩn" gập ghềnh đường tới công chúng

 Cuối cùng thì số phận bộ phim “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long”, tác phẩm điện ảnh từng bị phản đối dữ dội ròng rã suốt 1 năm trời, cũng được định đoạt khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản chính thức về việc phổ biến bộ phim, sau 3 lần “nâng lên đặt xuống” của Hội đồng duyệt phim Quốc gia. Nhưng, xem ra đường đến công chúng của bộ phim này cũng chưa hết gập ghềnh.

Cuối cùng thì số phận bộ phim “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long”, tác phẩm điện ảnh từng bị phản đối dữ dội ròng rã suốt 1 năm trời, cũng đã được định đoạt khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản chính thức về việc phổ biến bộ phim, sau 3 lần “nâng lên đặt xuống” của Hội đồng duyệt phim Quốc gia. Đó là một thông điệp vui với nhà sản xuất. Nhưng, xem ra đường đến công chúng của bộ phim này cũng chưa hết gập ghềnh.

Hậu trường - cảnh đoàn thuyền dời đô về Thăng Long
Hậu trường - cảnh đoàn thuyền dời đô về Thăng Long

3 lần thẩm định 1 bộ phim

Bộ phim truyện video nhiều tập “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” được xây dựng gồm 19 tập do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty CP Truyền thông Trường Thành phối hợp sản xuất. Đây là một bộ phim được xây dựng công phu, đầu tư lớn vì phải thuê trường quay, bối cảnh và thực hiện nhiều cảnh quay ở nước ngoài (Trung Quốc). Tư tưởng chủ đạo của phim là khắc họa và khẳng định quá trình hình thành nhân cách và tài năng của Đức Thái tổ Lý Công Uẩn, từ nhỏ đến khi lên ngôi Hoàng đế, quyết định rời đô từ Hoa Lư về Đại La rồi đổi tên thành Thăng Long.

Là một trong số ít ỏi bộ phim truyền hình được hoàn thành sớm và lẽ ra được trình chiếu rộng rãi vào dịp Đại lễ, nhưng bộ phim nêu trên đã vấp phải sự phản ứng của dư luận từ phản ánh của một số báo. Tiếp thu và tôn trọng những ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng duyệt phim quốc gia tại lần thẩm định thứ ba, nhà sản xuất đã khắc phục những tồn tại, tiếp tục chỉnh sửa, biên tập, cắt bớt một số cảnh theo yêu cầu của Hội đồng. Và không phải bàn cãi gì, khi ra văn bản phổ biến bộ phim, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) còn khẳng định một lần nữa: "Bộ phim “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” không vi phạm các điều cấm phổ biến tác phẩm văn học nghệ thuật” để “Đài Truyền hình Việt Nam xem xét, quyết định việc phát sóng bộ phim theo quy định của Luật Điện ảnh và Luật Báo chí”.

Căn cứ vào đó, bộ phim của Công ty Trường Thành dự kiến được phát sóng vào ngày 30/6/2011, sau khi VTV có kế hoạch tạm dừng phim “Huyền sử thiên đô” thì lại tiếp tục hứng chịu búa rìu dư luận. Và “đường tới công chúng” của bộ phim một lần nữa phải dừng...

Nhiều người đã phản đối việc công chiếu phim này vì cho rằng xuyên tạc lịch sử và trang phục, bối cảnh đều của Trung Quốc cả. Về vấn đề này, Văn bản số 738/BVHTTDL-ĐA của Bộ VH-TT-DL cũng thể hiện rõ: “Về cơ bản tinh thần lịch sử trong phim được tôn trọng, không bị bóp méo, luôn đề cao tầm vóc và tình cảm của một vị vua vì dân, thương dân, biết đặt lợi ích của dân tộc lên lợi ích cá nhân. Nội dung không có gì vi phạm về chính trị, cũng như mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc”.

Hãy để công chúng thẩm định

Nhằm phản biện với những ý kiến có chung quan điểm “không nên chiếu bộ phim này”, Giám đốc sản xuất kiêm tác giả kịch bản bộ phim - ông Trịnh Văn Sơn, Công ty Trường Thành đã tỏ rõ sự thẳng thắn về cách nhìn nhận vấn đề trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhấn mạnh những “chi tiết nhầm lẫn” của các nhà sử học. Hơn nữa, cũng nói về vấn đề này, nhà sử học Dương Trung Quốc, người cố vấn nhiều phim lịch sử cũng đã chia sẻ đại ý rằng: “Người cố vấn đừng nên can thiệp quá sâu vào tiến trình làm phim của đạo diễn; phải tôn trọng sự sáng tạo của người nghệ sĩ”.

Đối với nhà làm phim - Giám đốc sản xuất kiêm tác giả kịch bản Trịnh Văn Sơn, đã phải đối đầu với bao thách thức. Nhưng, cũng có những ý kiến đánh giá xác đáng: “Trong khi các hãng phim tư nhân đều hướng đến làm phim giải trí để thu hồi vốn nhanh, để hấp dẫn khán giả thì việc một đơn vị tư nhân dám chấp nhận thử thách, đầu tư để làm phim lịch sử một cách quy mô, hoành tráng theo tôi cần được trân trọng” - (GS.TS.Đinh Xuân Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương).

Nhân đây cũng được nói thêm: Người ta chỉ biết đến Trịnh Văn Sơn và tập thể công ty “táo gan” lần đầu tiên bung phá trong làng điện ảnh nước nhà mà không biết rằng đồng thời với dự án phim này và trước đó, ông và doanh nghiệp cũng đã triển khai một số dự án lớn mà tiêu biểu Đề án “Sức nước ngàn năm” được triển khai thành nhiều sản phẩm trong đó có cuốn sách mang tên “Sức nước ngàn năm - Cẩm nang pháp luật trong cuộc sống hằng ngày” đã được in với dưới sự chủ trì của Ban Tuyên giáo TƯ và Bộ Tư pháp, do NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 2009.

Thiết nghĩ hãy để bộ phim ra mắt khán giả! Vì công chúng thông qua việc thưởng thức và thẩm định giá trị, lên tiếng khen chê... sẽ là người thẩm định công minh, đầy đủ và chính xác nhất.

Đức Dũng - Quý Thích

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.