'Quái kiệt Bolero Sài Gòn' hát vỉa hè chật vật nuôi 9 người con

Sở hữu giọng ca trữ tình trời phú nhưng cuộc sống của nghệ sĩ đường phố Mạnh Thường không may mắn. Một mình anh vất vả, làm đủ mọi nghề kiếm sống để nuôi chín người con.

Nghệ sĩ Mạnh Thường chia sẻ về cuộc sống khó khăn Nghệ sĩ Mạnh Thường kể cuộc sống của anh thường bắt đầu từ 18h cho tới khuya. Vì đây là nghề tự do nên thu nhập vô chừng, không ổn định.

Chương trình Tình Bolero Hoan ca gây ấn tượng khi có sự tham gia của bảy giọng ca vàng. Nếu Hà My và Ngân Quỳnh là con nhà nòi, Đức Minh cùng Quang Minh được đào tạo bài bản, học nhạc từ nhỏ... thì Mạnh Thường lần đầu được đặt chân lên sân khấu lớn.

Hàng ngày, sân khấu của ông chính là quán cà phê, quán nhậu trên đường phố. Do đó, người nghệ sĩ đường phố còn lộ rõ vẻ thô mộc, lúng túng. Nhưng chất giọng trữ tình, cách phát âm tròn vành rõ chữ của ông thì không thua kém ca sĩ chuyên nghiệp.

Giám khảo Tuyết Loan từng thốt lên: "Phần đông ca sĩ trẻ bây giờ có cách hát nhả chữ rất buông thả, không nghe rõ, khiến người nghe không cảm nhận được lời nhưng Mạnh Thường hát từng chữ rõ như thầy giáo đọc chính tả".

Có lẽ cũng bởi giọng hát trời phú ấy, ông được báo Tuổi trẻ vinh danh là "quái kiệt Bolero Sài Gòn".

Làm thuê, ở đợ, bán trái cây nuôi con 

Phóng viên Zing.vn tìm đến nhà Mạnh Thường vào một buổi chiều tại Gò Vấp. Đó là một căn phòng trọ có diện tích vỏn vẹn hơn 10m2. Khi đó, ông và vợ đang trò chuyện. Tổ ấm của người nghệ sĩ đường phố tuềnh toàng nhưng được sắp xếp gọn gàng.

Nghệ sĩ Mạnh Thường hiện xếp thứ hai trong chương trình Tình Bolero Hoan ca.
Nghệ sĩ Mạnh Thường hiện xếp thứ hai trong chương trình Tình Bolero Hoan ca. 

Gương mặt sạm đen, những nếp nhăn sâu hằn lên sự khắc khổ, nam nghệ sĩ tâm sự: “Bây giờ con cái trưởng thành, so với trước đây tôi đã đỡ cực hơn nhiều. Ở tuổi này, được đứng trên sân khấu là điều hạnh phúc mà nằm mơ tôi cũng không thấy”.

Mạnh Thường kể cuộc đời ông là chuỗi ngày cơ cực làm việc, kiếm tiền nuôi vợ con. Sinh ra trong gia đình nghèo ở Sài Gòn, phải lang bạc xuống Bạc Liêu làm kinh tế mới nên ông không có mơ ước gì cao sang ngoài việc có đủ cơm ăn ba bữa. Năm 19 tuổi, ông kết hôn với cô gái 17 tuổi gần nhà. Hai vợ chồng trẻ tuổi bắt đầu cuộc sống bằng hai bàn tay trắng.

Lúc này gánh nặng với Mạnh Thường không chỉ là có cơm nuôi sống bản thân mà còn nuôi cả vợ con.

Những năm sau đó, gánh nắng gia đình làm đôi vai của nghệ sĩ đường phố oằn nặng thêm bởi sự ra đời của chín người con. Một mình ông phải bươn trải, làm đủ mọi nghề kiếm sống, kể cả làm thuê, ở đợ. Cuộc sống của ông khi ấy là rày đây mai đó.

Làm thuê bán mặt cho đất bán lưng cho trời vẫn không đủ sống, Mạnh Thường khăn gói lên Sài Gòn. Ông tồn tại ở đất phồn hoa đô thị và có tiền nuôi vợ con bằng xe bán trái cây. Ngày nắng cũng như ngày mưa, Mạnh Thường đều dắt xe đi 10 km. “Ngày ngày phơi nắng ngoài đường nhưng trời thương cho tôi sức khỏe tốt. Khi cảm cúm chỉ uống vài lần thuốc là khỏi”, ông kể.

Nhìn lại 40 năm qua, nghệ sĩ đường phố trầm ngâm: “Nuôi được các con khôn lớn đói với tôi là kỳ tích. Bao năm qua cuộc sống của tôi là tay làm hàm nhai, tôi quên bản thân mình, bỏ quên cả niềm đam mê ca hát”.

Mục đích cao nhất là đủ cơm nuôi vợ và chín người con nên Mạnh Thường không thể cho các con học hành đầy đủ. Bốn người con đầu của ông không được đến lớp mà biết đọc, biết viết nhờ ba dạy.

Vợ chồng nghệ sĩ Mạnh Thường trong căn phòng trọ nhỏ.
Vợ chồng nghệ sĩ Mạnh Thường trong căn phòng trọ nhỏ.

Người con út được học cao nhất là lớp bốn. Ông buồn bã nói: “Các con nếu đến trường cũng không thích thú vì mặc cảm gia cảnh nghèo khó. Tôi buồn lắm nhưng cũng không biết sao thay đổi hoàn cảnh”.

Tuy nhiên, hiểu thấu những khó khăn gian khổ cha trải qua, chín người con của nam nghệ sĩ đều cảm thông và thương cha mẹ hơn trách móc. Hiện, cả chín người đều có gia đình riêng và tự lập cuộc sống. Nghệ sĩ Mạnh thường đã phần nào vơi bớt gánh nặng ở tuổi 58.

Nghiêm chỉnh, đàng hoàng khi đi hát dạo

Nghề hát rong đến với Mạnh Thường đơn giản cũng vì mưu cầu cuộc sống khi sức khỏe ngày một yếu. Khi ông không còn đủ sức đi 10 km mỗi ngày bán trái cây, tiệm sửa xe ế ẩm vì không có máy móc mới, con trai út gợi ý cha đi hát dạo, bán kẹo.

Đầu tư dàn loa và micro 4 triệu đồng, ông bắt đầu hành nghề ca hát vào năm 2002. Khác với nhiều người hát dạo khác, Mạnh Thường không cần bi kịch hóa hoàn cảnh của mình bằng vẻ ngoài nghèo khổ nhằm lấy lòng thương từ khán giả.

Đi hát, ông mặc sơ mi trắng, quần tây, mang giày chỉn chu. Nam nghệ sĩ giải thích: “Đứng hát trước khán giả thì phải gọn gàng. Nhiều người còn quay phim nên mình không thể lè phè được”.

Được khán giả yêu thương, ủng hộ nhưng Mạnh Thường có quy tắc riêng của mình. "Tôi không mời khách mua kẹo. Ai muốn mua ủng hộ, tôi mới mang đồ tới. Nếu khách phản ứng, tôi sẽ tắt nhạc ngay, xin cáo lỗi và đi nơi khác", ông nhấn mạnh.

Một mình Mạnh Thường nuôi chín người con khôn lớn.
Một mình Mạnh Thường nuôi chín người con khôn lớn.

Mỗi tối, Mạnh Thường tới hát tại ba, bốn quán nhậu và quán cà phê. Điều đặc biệt, các chủ quán nơi ông tới đều ủng hộ và chào đón người nghệ sĩ đường phố bằng cách tắt nhạc. Thậm chí, khi ông chuyển tới quán khác, họ còn lưu luyến.

Hát ngoài đường với đủ mọi âm thanh xô bồ nhưng điều đó không ảnh hưởng đến Mạnh Thường. Nhạc vang lên, ông chỉ nghĩ đến bài hát và thả mình trong từng câu ca. Niềm vui của người nghệ sĩ đường phố khi ấy là lời đề nghị hát thêm, ủng hộ mua gói kẹo hoặc mời cùng uống ly bia.

Thỉnh thoảng, những người khách quen còn mời ông tới hát trong tiệc sinh nhật, tân gia với cát-xê hậu hĩnh hơn từ 500.000 -1 triệu đồng. "Tôi mang nợ khán giả rất nhiều. Nợ này là nợ ân tình, không biết sao trả được. Tôi mong ước lúc nào đó được đứng trên truyền hình cảm ơn khán giả đã ủng hộ tôi nhiều năm qua", ông nói.

Bên cạnh những tình cảm yêu thương, nam nghệ sĩ cũng nếm trải không ít ngậm ngùi. Đó là sự phản ứng của khách khi cho rằng sự xuất hiện của ông gây ồn ào, khiến họ khó chịu. Ông kể lúc đó lòng mình se lại, sự tự ái trỗi dậy, tắt nhạc và đi chỗ khác ngay.

Cũng nhờ hát trên đường phố, Mạnh Thường được mời tham gia chương trình Tình Bolero Hoan ca. Đạo diễn Vũ Thành Vinh trong một ngồi quán cà phê tình cờ nghe tiếng hát Mạnh Thường đã lập tức bị thu hút.

Ban đầu đạo diễn còn tưởng tiếng hát ấy từ một đĩa nhạc. Nhưng bước ra khỏi quán anh mới bất ngờ nhận ra tiếng hát cảm xúc từ một người hát rong ở quán cà phê bên cạnh.

Mạnh Thường chia sẻ: “Được đứng hát trên sân khấu lớn là niềm mơ ước lớn của tôi từ lâu vì thế nhận được lời mời, tôi tham gia ngay. Về già mới được nổi tiếng đúng là hoa nở cuối mùa”.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.