Pháp luật Việt Nam giành giải Ba cuộc thi Tiếng hát Người làm báo

Chung kết Liên hoan toàn quốc lần thứ 5 Tiếng hát Người làm báo 2016 vừa thành công tốt đẹp. Với phần trình diễn đầy ấn tượng, giọng hát ngọt ngào, thí sinh đại diện Báo Pháp luật Việt Nam, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc đã vinh dự đoạt giải Ba.

Tiết mục “Bến Đợi” của nhà báo Nguyễn Thị Ngọc đến từ báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của khán giả và đánh giá cao từ ban giám khảo.

Với sự dàn dựng, đầu tư nghiêm túc, công phu, tiết mục là sự tổng hòa của hình ảnh đẹp, sáng sân khấu và giọng ca đầy cảm xúc. Hình ảnh con đò, bến nước, giọng ca ngọt ngào, da diết, dung dị của nhà báo Nguyễn Thị Ngọc đã khiến người nghe lắng mình trong cảm xúc về sự ngóng chờ, chung thủy của người con gái dành cho người mình thương yêu.

Với sự kết hợp đầy ngẫu hững của ca sỹ Trọng Tấn, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc thăng hoa trong từng lời hát
Với sự kết hợp đầy ngẫu hững của ca sỹ Trọng Tấn, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc thăng hoa trong từng lời hát

Đặc biệt, ở cuối bài hát, với sự kết hợp đầy ngẫu hứng của ca sỹ Trọng Tấn, phần trình diễn của nhà báo Nguyễn Thị Ngọc càng thăng hoa hơn. Cả khán phòng như vỡ òa trong những tràng pháo tay cổ vũ nồng nhiệt của khán giả. 

Đội hình cổ vũ hùng hậu của Báo Pháp luật Việt Nam
Đội hình cổ vũ hùng hậu của Báo Pháp luật Việt Nam

Ban giám khảo và khán giả đều đánh giá rất cao tinh thần tham gia nghiêm túc của các thí sinh đến từ các đơn vị báo chí. Nhiều tiết mục có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, dàn dựng công phu, đem lại những cảm xúc đẹp cho khán giả.

Hai giải Ba thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Ngọc, Chi hội Nhà báo Báo PLVN và thí sinh Minh Châu, Chi hội Nhà báo Cơ quan TW Hội Nhà báo Việt Nam
Hai giải Ba thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Ngọc, Chi hội Nhà báo Báo PLVN và thí sinh Minh Châu, Chi hội Nhà báo Cơ quan TW Hội Nhà báo Việt Nam 

Nếu như tiết mục “Dáng đứng Việt Nam” của thí sinh Cao Văn Đức, Liên chi Hội nhà báo Bắc Cạn đem lại cho đêm diễn một không khí hào hùng về hình ảnh người chiến sĩ giải phóng, thì “Sapa - Nơi gặp gỡ trời đất” lại là một bản tình ca quá đỗi ngọt ngào của những đôi trai gái miền cao, với xúng xính váy áo, rộn rã tiếng khèn. A Lăng Ngước của Hội nhà báo Quảng Nam thì đem đến sự mãnh mẽ, dữ dội của tình ca núi rừng bao la qua bài hát “Đi tìm nữ thần mặt trời”…

Trong số các thí sinh, vẫn có người đã từng được đào tạo chuyên nghiệp về thanh nhạc sẽ dễ dàng đạt giải thưởng cao. Tuy nhiên, có những thí sinh lần đầu bước chân lên một sân khấu lớn được truyền hình trực tiếp, không tránh khỏi hồi hộp, lo lắng nhưng vẫn nỗ lực hoàn thành một cách xuất sắc tiết mục của mình. Điều này cho thấy cuộc thi ngoài giúp những người có tài năng tỏa sáng, còn giúp khơi gợi những tài tăng tiềm ẩn, giúp người làm báo tìm thấy được mình thông qua tiếng hát.

Những người làm báo dường như đã trở thành những ca sĩ thực thụ đưa khán giả đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác, tiết mục nào cũng để lại nhiều ấn tượng. 

Giải nhất cuộc thi được trao cho nhà báo Hạ Thi (Chi hội Hội Nhà báo Đồng Nai)

Giải nhất được trao cho nhà báo Hạ Thi, Chi hội Nhà báo Báo Đồng Nai
Giải nhất được trao cho nhà báo Hạ Thi, Chi hội Nhà báo Báo Đồng Nai

Giải Nhì và giải “Thí sinh được yêu thích nhất” thuộc về Nguyễn Thị Thanh Thúy (Đài Phát thanh truyền hình Bình Phước)

Nhà báo Nguyễn Thị Thanh Thuý đạt Giải nhì và giải "Thí sinh được yêu thích nhất"
Nhà báo Nguyễn Thị Thanh Thuý đạt Giải nhì và giải "Thí sinh được yêu thích nhất"

Đồng giải ba với nhà báo Nguyễn Thị Ngọc (Báo Pháp Luật Việt Nam) là nhà báo Minh Châu (Liên chi hội cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam).

Ban tổ chức còn trao 7 giải Khuyến khích và 3 giải phụ, bao gồm “Thí sinh được yêu thích nhất”, “Thí sinh hát nhạc âm hưởng dân ca hay nhất” và “Thí sinh hát nhạc truyền thống, cách mạng hay nhất”.

Các tiết mục biểu diễn tại Liên hoan cho thấy, những người làm báo không chỉ giỏi nhiệm vụ, ngày đêm miệt mài lao động sáng tạo, phấn đấu cho nền báo chí chiến đấu, giàu tính nhân văn, mà còn là những người tài giỏi văn hóa văn nghệ, hát hay múa giỏi, thể hiện tinh thần lạc quan, chứa chan niềm tin yêu cuộc sống.

Đêm chung kết diễn ra vào 20h30 ngày 28/8/2016 tại nhà hát Đài Truyền hình TP.HCM, do Hội Nhà báo TP.HCM đăng cai tổ chức. Chương trình được truyền hình trực tiếp tại HTV9, Hà Nội TV, ANTV… 

Đêm chung kết quy tụ những tiết mục xuất sắc nhất của ba đêm bán kết tại ba miền Bắc –Trung- Nam. Ban giám khảo cuộc thi là nhiều nhạc sĩ có uy tín, công tâm như Nhà giáo ưu tú, Nhạc sĩ Đức Trịnh, Phó Chủ tịch Thường trực hội Nhạc sĩ Việt Nam (Trưởng ban giám khảo); nghệ sĩ ưu tú Trần Vương Thạch, Giám đốc nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP (Phó ban giám khảo); nghệ sĩ Ánh Tuyết, nguyên Trưởng khoa Thanh nhạc, Nhạc viện TP.HCM; nhac Lê Quang, Phó chủ tịch Hội người bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc VN; Nhạc sĩ Diệp Bửu Chi, phó Trưởng ban ca nhạc đài Truyền hình TP.HCM. 

Thay mặt Ban thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu: “Liên hoan toàn quốc Tiếng hát Người làm báo Việt Nam được Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức mới mục đích tạo sân chơi tươi vui, sống động, bổ ích, làm phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần, thắt chặt tình đoàn kết của những người làm báo. 13 tiết mục tham dự đêm chung kết đều tập trung vào chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tình yêu con người, tình quê hương, đất nước, truyền thống hào hùng của dân tộc ta nói chung và của báo chí Cách mạng Việt Nam nói riêng”.

Nhà thiết kế Hải Yến - thương hiệu áo dài Minh Minh - tác giả của bộ áo dài đặc sắc mà thí sinh Nguyễn Ngọc đã mặc trong phần thi đêm chung kết

Nhà thiết kế Hải Yến - thương hiệu áo dài Minh Minh - tác giả của bộ áo dài đặc sắc mà thí sinh Nguyễn Ngọc đã mặc trong phần thi đêm chung kết

Với những ca khúc hay và rất quen thuộc qua các lần thi tiếng hát truyền hình, các thí sinh đã tự tin thể hiện giọng hát và phong cách biểu diễn của mình. Nét mới của đêm chung kết đó là đầu tư khá trau chuốt của các thí sinh cho tác phẩm của mình từ phong cách thể hiện lẫn trang phục dự thi. Hình ảnh của nhà báo đẹp hơn, long lanh hơn với sự góp sức của các nhà thiết kế Hải Yến, Áo dài Minh Minh, “phù thủy trang điểm” Lê Duy.

Các nhà báo vốn là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng, nhưng giờ đây, trên sân khấu của Liên hoan, họ không thua kém gì các ca sĩ chuyên nghiệp bởi rất nhiều thí sinh có giọng hát đẹp, gương mặt sáng sân khấu.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.