Ông Phạm Xuân Nguyên từ chức Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên.
Nhà phê bình cũng tuyên bố từ chức Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội và rút khỏi cả hai tổ chức.

Sáng 13/6, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên dự cuộc họp Ban chấp hành Hội Nhà Văn Hà Nội nhằm bàn việc tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2016-2021. Trong cuộc họp, nhà thơ Bằng Việt công bố văn bản của Sở Nội vụ Hà Nội thông báo ông Phạm Xuân Nguyên không được tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn Hà Nội khóa sắp tới.

Công văn viết người được giới thiệu vào Ban chấp hành Hội khóa mới phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đồng ý cho phép tham gia dựa theo điều 9, Quyết định số 34 của UBND thành phố Hà Nội.

Ông Nguyên cho rằng điều này sai luật, bởi điều 9 không áp dụng cho người dự kiến vào Ban chấp hành mà chỉ áp dụng với người được đề xuất vào vai trò đứng đầu Hội (Chủ tịch) ở khóa mới. Người vào ban chấp hành phải do các hội viên đề cử hoặc ứng cử.

Ông gửi tuyên bố từ chức và rời khỏi cuộc họp. Theo Phạm Xuân Nguyên, ông đã có ý định thôi chức từ lâu. Việc điều hành công tác Hội được ông bàn giao cho nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại - Phó Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội.

Ông Nguyên không đồng tình về việc Đại hội nhiệm kỳ thứ mười hai của Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức chậm trễ. Sau nhiệm kỳ cũ (2011 - 2015) phải có đại hội nhiệm kỳ mới, bầu ra nhân sự mới. Tuy nhiên, vì một số lý do, đại hội sau một năm rưỡi vẫn chưa diễn ra, trong khi tám hội của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đều đã hoàn tất sự kiện này.

"Thời gian đảm đương công việc ở Hội, tôi có những điều tự hào, có những điều tiếc nuối. Nếu tiếp tục làm, tôi còn có thể làm được những việc có ích cho Hội và cho hội viên. Trước giờ, tôi làm việc hoàn toàn vì Hội, không vì lợi ích cá nhân", ông nói.

Ông Nguyên sẽ gửi tuyên bố từ chức lên lãnh đạo thành phố trong ngày mai. Ông cũng sẽ gửi thư cảm ơn và xin lỗi đến toàn thể hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.

Ngoài ra, ông cũng tuyên bố từ chức Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội và rút khỏi cả hai tổ chức. Ông Nguyên cho biết muốn hoàn toàn không vướng bận gì. "Tôi rút khỏi công việc hội đoàn nhưng vẫn tiếp tục công việc của tôi ở lĩnh vực văn học", ông Nguyên nói.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên sinh ngày 15/5/1958 tại Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội khoá XI (2011 - 2015).

Ông từng xuất bản hai tác phẩm dịch là Văn học và cái ác (Georges Battaille), Sự bất tử (Milan Kundera). Cuốn tiểu luận phê bình văn học Nhà văn như là Thị Nở của ông xuất bản năm 2014. 

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.