NSƯT Trần Lực bi hài với “Quẫn”

NSƯT Trần Lực bi hài với “Quẫn”
(PLO) - Nằm trong chương trình hợp tác giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Trường Đại học Sân khấu điện ảnh, trong 2 ngày 18/2 và 25/2, tại Rạp Tuổi trẻ (11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội), vở “Quẫn” do NSƯT Trần Lực làm đạo diễn sẽ chính thức công diễn. 

Nội dung cơ bản của vở diễn “Quẫn” được chuyển tải theo kịch bản hóm hỉnh, hài hước sâu cay của nhà viết kịch Lộng Chương. Tuy nhiên, “Quẫn” phiên bản Trần Lực sẽ được kể theo lối mới.

Qua những câu chuyện, vở diễn truyền thông điệp cảnh báo và định hướng lối sống cho người trẻ. Người dựng vở diễn đã chọn cách dựng kịch hiện thực ước lệ trong sân khấu kịch hát hơn kịch nói. Sân khấu mở ra tối giản hết mức, có lúc không thấy đạo cụ, có lúc chỉ là một chiếc hòm ở trung tâm.

Cảnh diễn chính phía trước, đằng sau luôn có lớp người áo đen lột ra “tâm” của nhân vật. Âm thanh, âm nhạc trên sân khấu cũng do diễn viên tạo ra, ánh sáng chỉ màu trắng, vàng với mức độ khác nhau.

NSUT Trần Lực
NSUT Trần Lực

Toàn bộ vở diễn tập trung vào diễn viên là những bạn trẻ thế hệ 9X, kể câu chuyện hài từ nửa thế kỷ trước. Đó là chuyện về gia đình ông bà Đại Cát, một gia đình tư sản lâu đời trước chính sách công tư hợp doanh của Nhà nước. Lo sợ khối tài sản lớn tích cóp bị mất trắng, ông bà Đại Cát tìm mọi cách để cất giấu và tẩu tán.

Bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt về sự hám của từ hai vợ chồng ông bà Đại Cát đến bà mẹ Đại Lợi và em gái Đại Hưng của ông bà đều được phơi bày...

Một cảnh trong Quẫn
Một cảnh trong Quẫn

Vở diễn “Quẫn” hoàn toàn do các sinh viên đang học năm 4 Đại học Sân khấu Điện ảnh trình diễn. Ban đầu, Trần Lực cũng hết sức lo lắng là dàn diễn viên trẻ không ngôi sao và vở kịch được dựng với phong cách bi hài chứ không chỉ thuần hài.

Nhưng buổi diễn chật kín khán giả, kết thúc rất lâu mà người xem vẫn nán lại chia sẻ đầy tâm đắc. Hơn cả là với các giải thưởng tại Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2016. Ông Đại Cát do Trương Mạnh Đạt đóng (đoạt giải vàng) hiện rõ bộ mặt “yêu” tiền, yêu của cải đến cả trong mơ cũng thèm thuồng, rồi rũ bỏ hết cả vỏ bọc giả tạo, phát cuồng lên khi hòm vàng cất giấu giữa nhà biến mất...

"Quẫn" được dựng phong cách bi hài
"Quẫn" được dựng phong cách bi hài

Tất cả các vai không có sự gượng ép, không cảm giác họ “khoác áo rộng” mà hòa nhập, thăng hoa trong từng nhân vật.

Đạo diễn Trần Lực cho hay: "Ngoài việc nắm bắt tâm lí nhân vật, nội tâm nhân vật, diễn viên còn phải có kĩ thuật thể hiện suy nghĩ, tâm trạng nhân vật ra bên ngoài, nên đòi hỏi diễn viên phải giỏi. Tôi luôn muốn các em sinh viên của mình được trang bị những kiến thức về nghề để có thể “chiến đấu” ở ngoài. Tôi dựng “Quẫn” mong các bạn có được trải nghiệm để lớn lên. Mục đích đầu tiên là thế, chứ không phải là đi dự liên hoan. Nhưng thành công đến rất bất ngờ. Tôi tin khán giả sẽ không bao giờ quay lưng với sân khấu”.

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.