NS Đức Hải: Sợ trang mạng “đen” bao vây trẻ nhỏ

NS Đức Hải: Sợ trang mạng “đen” bao vây trẻ nhỏ
(PLO) - Đó là nỗi lo của Nghệ sĩ Ưu tú Đức Hải vì theo anh, các đạo diễn Việt Nam không mấy mặn mà với sân chơi dành cho trẻ nhỏ bởi nó khá “khó nhằn” từ khâu kịch bản cho tới khâu bán vé. Hàng trăm đạo diễn ngó lơ sân chơi mặc cho trẻ “đói” các “món ăn” tinh thần bổ ích…
Chọn công chúng của mình là trẻ nhỏ
Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Đức Hải là người đa tài nhưng có lẽ, công chúng và trẻ nhỏ thích gặp hơn cả là một Đức Hải với vai trò đạo diễn kịch cho trẻ em. Trong tâm trí anh luôn chất chứa tình yêu nghệ thuật dành cho trẻ nhỏ. Ngay từ khi mới chập chững vào nghề đạo diễn, anh đã chọn công chúng của mình là những trẻ nhỏ với một tình yêu đặc biệt. 
Anh khoe rất hồn nhiên: “Trước đây, tôi đã từng dựng vở kịch xiếc Thạch Sanh từ những năm 1996 - 1997, đây là vở kịch xiếc đầu tiên của Việt Nam. Trẻ em ở khắp các tỉnh, thành phía Bắc (Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hải Dương, Hải Phòng,...) đã được các cơ quan đăng kí để đến xem vì nó mới lạ. Ngoài ra, NSƯT Đức Hải cũng dàn dựng nhiều vở kịch khác nữa cho trẻ nhỏ như “Lợn con biết bay”, “Dế mèn phiêu lưu kí”, “Doremon”, “Đôi bàn tay xinh”, “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn”, “Câu chuyện thiên nga” và mới đây là “Phiêu lưu trong thế giới hoạt hình”. 
NSƯT Đức Hải muốn nhờ những sản phẩm tinh thần của mình hướng các em đến với cái thiện, tránh xa những điều xấu đang lây lan trong những trò chơi bạo lực, những trang mạng “đen”. 
Sau gần 20 năm gắn bó với tuổi thơ, nghệ sĩ Đức Hải đã làm đạo diễn gần trăm chương trình lớn nhỏ cho trẻ em hai miền Nam - Bắc, chưa kể tới các seri chương trình tuổi thơ ở Đài Truyền hình TP.HCM…
“Viết kịch bản cho trẻ nhỏ không hề đơn giản. Bởi người viết phải yêu và hiểu suy nghĩ, ngôn ngữ của trẻ, nội dung phải phù hợp với tâm lý của trẻ, không áp đặt suy nghĩ của người lớn cho trẻ nhỏ. Nếu không, trẻ không xem và người lớn cũng quay lưng”- nghệ sĩ Đức Hải tâm sự. 
Mỗi khi anh viết xong kịch bản, người đầu tiên “thẩm định” chất lượng là cậu con trai 7 tuổi của anh. Chính cậu con trai ấy là khán giả khó tính và là người sửa một số ngôn từ “già hóa” của bố mình. Sau khi vượt qua vòng “sơ khảo”, anh lại tiếp tục vào “vòng trong” khi lắng nghe sự “thẩm định” của 3 cô con gái và các con… hàng xóm. Thấy bọn trẻ cười thích thú vì lời thoại hay nội dung vở kịch, anh thấy vui và quên hết sự mệt mỏi. Và tiếng cười ấy sẽ được nhân rộng ra hàng trăm, hàng vạn trẻ nhỏ, anh còn gì hạnh phúc hơn thế nữa. 
Nghệ sĩ Ưu tú Đức Hải và tác phẩm của mình.
Nghệ sĩ Ưu tú Đức Hải và tác phẩm của mình. 
Ước mơ nhà hát của tuổi thơ
Các tác phẩm của Đức Hải không chọc cười một cách ngô nghê, hời hợt mà khiến các bé cũng phải suy nghĩ, từ đó biết đánh giá cái tốt, cái xấu. Thông qua đó các bậc phụ huynh có thể rút kinh nghiệm trong việc dạy dỗ, quản lý con cái, có một cách giáo dục đúng hướng cho con trẻ. Những vở kịch vui đã đưa các em nhỏ đến với câu chuyện cổ tích, thế giới thần tiên nơi sự tốt đẹp, chiến thắng luôn là phần thưởng cao quý nhất với những người nghệ sĩ yêu trẻ như nghệ sĩ Đức Hải.
Con đường dẫn NSƯT Đức Hải đến với đạo diễn “sân chơi nhí” ngoài tình yêu trẻ nhỏ còn có một lý do khác cũng rất quan trọng. Đó là trẻ quá thiếu sân chơi lành mạnh, bổ ích. “Không biết từ bao giờ, sân chơi cho thiếu nhi đã trở thành xa xỉ. Không chỉ Hà Nội, TP.HCM, sân chơi cho các em còn bị thu hẹp ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Người ta cứ đổ cho sữa hộp,  phim ảnh, cho nhiều sự tác động của xã hội khác nhau đã làm trẻ con thời nay trở nên già nhanh hơn so với tuổi” – anh ngậm ngùi.
Điều khiến NSƯT Đức Hải luôn cảm thấy bứt rứt là: “Ở những thành phố như Bắc Kinh, Tokyo… họ đều có tới 7 nhà hát dành cho thiếu niên nhi đồng. Trong khi Việt Nam với dân số gần 90 triệu người lại không có nổi nhà hát dành cho tuổi thơ? Mà có phải Việt Nam thiếu rạp đâu. Chỉ tính riêng Hà Nội, đếm sơ sơ cũng có hàng chục rạp bỏ không, làm quán bia, nơi gửi xe… lãng phí vô cùng. Tại sao các cơ quan hữu quan không chuyển đổi làm rạp dành cho thiếu nhi?”. 
Theo tính toán của nghệ sĩ Đức Hải, nếu có rạp cho thiếu nhi thì không lo phải đi thuê rạp, chương trình sẽ giảm được chi phí từ 20-30 triệu đồng một đêm diễn. Giá vé sẽ  giảm tới vài chục nghìn/vé và điều đó cũng đồng nghĩa tạo cơ hội cho rất nhiều trẻ em được thưởng thức chương trình nghệ thuật, tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ. 
Rạp thì không có, mà Việt Nam hiện nay cũng chẳng có nơi nào dạy đạo diễn chuyên sáng tạo các chương trình cho trẻ nhỏ. Đến cơ sở đào tạo đạo diễn lớn nhất Việt Nam là Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM và Hà Nội cũng không có khoa chuyên biệt này. Các đạo diễn sáng tạo các chương trình dành cho trẻ nhỏ hiện nay cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay như NSND Lê Hùng, NSƯT Đức Hải, Thành Lộc, Hồng Vân, Vũ Hải, Trọng Thủy… Họ phải tự mày mò, “tự bơi” trong tình yêu với trẻ nhỏ. 
Các đạo diễn khác không mấy mặn mà với sân chơi, dành cho trẻ nhỏ bởi nó khá “khó nhằn”, từ khâu viết kịch bản cho đến khâu bán vé. “Thu chẳng đủ bù chi”, có lẽ vì vậy mà hàng trăm đạo diễn hiện nay ngó lơ sân chơi này mặc cho trẻ “đói” các “món ăn” bổ ích./.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.