Nỗi niềm khó nói của người đồng tính nữ

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Nếu những người trong cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) khổ một thì riêng với cộng đồng đồng tính nữ, nỗi khổ còn nhân lên gấp bội.  Vấn đề mà họ phải vượt qua có những nét riêng biệt, bởi ngoài việc là người đồng tính, họ còn là phụ nữ. Đây cũng chính là một trong những căn nguyên để dẫn tới nghiên cứu “Những ưu tiên của cộng đồng đồng tính nữ tại 5 tỉnh phía Bắc” đã được Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) và Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới tổ chức công bố hôm qua - 17/6.

84,3% người đồng tính nữ khao khát được chia sẻ, yêu thương 

Hỗ trợ cộng đồng đồng tính nữ để họ được là chính mình, sống hạnh phúc và mạnh mẽ với bản thể và xu hướng tình dục của mình là vấn đề CSAGA quan tâm nhiều năm qua. Theo bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc Trung tâm CSAGA trong giai đoạn 2015 - 2017, CSAGA thực hiện dự án “Thúc đẩy quyền của cộng đồng đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam “và kết quả nghiên cứu “Những ưu tiên của cộng đồng đồng tính nữ tại 5 tỉnh phía Bắc” thực hiện ở 5 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định, Lào Cai cho thấy hiện vẫn còn tình trạng người LGBT bị phân biệt đối xử ở nơi công cộng và trong tuyển dụng công việc. 

Các hình thức phân biệt chủ yếu là dùng lời nói dè bỉu khi nhắc đến người LGBT (chiếm 31,8%); bắt chước một số hành vi ứng xử của LGBT với mục đích giễu cợt (chiếm 29,6%); hoặc luôn lấy người LGBT ra làm trò đùa mua vui (chiếm 27,5%). Đặc biệt, không chỉ dừng lại ở những lời nói, cử chỉ hoặc hành vi trêu đùa, giễu cợt, mức độ phân biệt đối xử trở nên nghiêm trọng hơn khi người LGBT bị từ chối tuyển dụng vào làm việc. Có 23,9% người dân được hỏi cho biết có tình trạng người LGBT bị từ chối tuyển dụng vào làm việc. Đặc biệt, tình trạng học sinh, sinh viên bị kỳ thị ở trường học vẫn còn phổ biến (chiếm 39,1%).  

Riêng về nhóm đồng tính nữ tại Việt Nam, kỳ vọng lớn nhất của họ là được sự chia sẻ, yêu thương và kết bạn với người cùng cảnh ngộ (chiếm 84,3%) và nâng cao hiểu biết về quyền của người LGBT (chiếm 61,8%); 77,9% đồng tính nữ muốn bộc lộ bản dạng giới của mình trong khi môi truờng để bộc lộ còn nhiều kỳ thị; 83,2% người đồng tính nữ có nhu cầu tham gia các câu lạc bộ hoặc mạng lưới của người đồng tính nữ. Ngoài ra, người đồng tính nữ cũng có mong muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng xử (chiếm 46,1%); cải thiện kỹ năng giải quyết các vấn đề và kỹ năng thường gặp (chiếm 43,8%) và tham gia các sự kiện của người LGBT (chiếm 38,2%)… 

Lồng ghép chống phân biệt kỳ thị đối xử vào luật

Thời gian gần đây, các phong trào vận động cho quyền của nhóm LGBT ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Xã hội đã có cái nhìn đúng đắn và cởi mở hơn với nhóm LGBT và đây cũng là chủ đề được đưa ra thảo luận công khai và cũng đạt được những thành công nhất định. Đã có nhiều thay đổi trong hệ thống pháp luật, chính sách để đảm bảo nhiều hơn quyền con người của nhóm còn chịu nhiều thiệt thòi và kỳ thị này. 

Tuy nhiên, trong cộng đồng LGBT, mỗi nhóm lại có những khó khăn riêng trong việc đối mặt với kỳ thị và vi phạm quyền. Riêng với cộng đồng đồng tính nữ, vấn đề mà họ phải vượt qua có những nét riêng biệt, bởi ngoài việc là người đồng tính, họ còn là phụ nữ. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam, khi vai trò, vị trí của người phụ nữ nói chung vẫn chưa được ngang bằng với nam giới, tiếng nói và việc ra quyết định của họ cho chính cuộc đời mình còn yếu ớt và khó khăn. Khi họ lại là người đồng tính, thì tiếng nói ấy còn yếu ớt hơn nữa. 

Theo Th.s Lê Văn Sơn – Trưởng nhóm nghiên cứu thì bản thân người đồng tính nữ có nhu cầu bộc lộ bản dạng giới với những người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ, anh chị em ruột thịt. Tuy nhiên, do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử nên hầu hết người đồng tính nữ chưa dám bộc lộ bản giới của mình với người thân. “Việc che giấu bản dạng giới khiến cho những người đồng tính nữ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình trạng bị phân biệt đối xử và chịu đựng hành vi về tinh thần” – ông Sơn nhấn mạnh.

“Chúng tôi đã biết có những trường hợp cha mẹ đánh, nhốt con để chữa bệnh vì nghĩ đồng tính là một căn bệnh (15,7% cha mẹ đay nghiến, nhiếc móc chửi mắng; 14,3% ngăn cấm tiếp xúc; 4% đánh đập, bạo lực về thể chất). Có nhiều trường hợp vì sức ép của gia đình các bạn phải “hợp đồng” lấy một người không yêu và chấp nhận sống đời sống vợ chồng giả” – bà Nguyễn Vân Anh cho biết. Đó chính là lý do mà chúng ta ít thấy sự hiện diện của nhóm đồng tính nữ tại Việt Nam. Các phong trào của họ lẫn vào trong nhóm chung LGBT trong khi các nhóm khác như chuyển giới, đồng tính nam có những nhóm có tiếng nói mạnh mẽ trong các phong trào.

Những thông tin và con số trên đây đòi hỏi phải sớm có hoạt động nhằm bảo vệ cộng đồng LGBT nói chung và cộng đồng đồng tính nữ nói riêng. Ở góc độ pháp luật, theo Th.s Lê Văn Sơn – đại diện nhóm nghiên cứu cho rằng cần có giải pháp về xây dựng chính sách phòng và chống phân biệt đối xử. Cụ thể, cần lồng ghép các chủ đề chống phân biệt kỳ thị đối xử vào các văn bản luật hiện tại; vận động xây dựng Luật Phòng chống phân biệt đối xử; thúc đẩy xây dựng văn bản hướng dẫn đối với việc công nhận quyền được xác định lại giới tính theo Điều 36 và 37 của Bộ luật Dân sự năm 2015 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2017…

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.