Những vụ mất tích bí ẩn ở 'tam giác quỷ Bennington'

Một phức hợp nhà cửa bị bỏ hoang phế tại khu vực Tam giác Bennington, Mỹ
Một phức hợp nhà cửa bị bỏ hoang phế tại khu vực Tam giác Bennington, Mỹ
(PLO) - Có một số nơi trên Trái đất, hễ nghe tên là có thể bạn “sởn tóc gáy” không muốn tới. Một trong số đó là địa danh “Tam giác quỷ Bennington”, một khu vực nằm ở Đông Bắc nước Mỹ, nơi có một số người được cho là đã mất tích vĩnh viễn. 

Trên khắp thế giới, xuyên suốt chiều dài lịch sử, cũng đã từng có không ít những trường hợp “biến mất” khó hiểu, nhưng những vụ mất tích ở Bennington thì kỳ quặc không thể tả xiết. 

Người “bốc hơi”

Năm 1880,  ngay tại tiểu bang Tennessee, David Lang được cho là đã “bốc hơi” ngay trước mắt gia đình mình. Một người bạn đi xe ngựa đến nhà David Lang, và trong lúc David băng qua cánh đồng để đón người bạn thì đột nhiên ông biến mất, không để lại chút dấu vết nào. Gia đình David ngờ rằng ông đã rơi xuống hố đất nhưng không hề thấy có cái hố đất nào. Gia đình David đã bỏ công lùng sục những thửa đất lân cận đó nhưng vẫn công cốc.

Vài tháng sau đó, một đứa con của David đã nhìn thấy tại một khu vực cạnh đó có một khoảnh cỏ tròn, cỏ chết và mãi vẫn không mọc trở lại. Mặc dù chính quyền xem cái chết của David Lang là một trò lừa bịp, nhưng vẫn chính thức thừa nhận sự mất tích kỳ lạ của ông. 

Tấm biển cảnh báo lối dẫn vào khu vực có các hoạt động dị thường

Tấm biển cảnh báo lối dẫn vào khu vực có các hoạt động dị thường 

Bennington nằm ở Tây Nam của Vermont, địa danh được đặt ra bởi tác giả Joseph A. Citro khi ông tìm kiếm manh mối về những trường hợp biến mất kỳ lạ xảy ra ở đây trong giữa khoảng thời gian 1945 và 1950. Vào ngày 12/11/1945, thợ săn lão luyện Middie Rivers “bốc hơi” tại một khu vực được biết đến với tên gọi “Đường mòn dài” mà ngày nay là “Đường số 9” của tiểu bang Vermont (thuộc vùng New England, Mỹ).

Thời điểm “mất tích”, Middie Rivers được cho là đang dẫn đầu phường săn. Chỉ duy nhất có một thứ mà tay thợ săn bỏ lại là một hộp đạn được tìm thấy tại một con suối cạnh đó. Bất chấp cả đám người đã bỏ công sức lùng sục, tìm kiếm suốt nhiều ngày thì cho đến nay, Rivers vẫn biến mất. Năm sau đó, vào ngày 1/12/1946, Paula Weldon, một sinh viên 19 tuổi tại Cao đẳng Bennington đã “mất tích” ngay trên “Đường mòn dài”.

Nhiều dân địa phương đã từng nhìn thấy Paula trước khi cô “bốc hơi” trong đó có một cặp vợ chồng già đã đứng cách cô gái khoảng 100m. Họ thấy Paula rẽ vào một góc đường và khi họ đến đó thì không thấy ai nữa cả. Bất chấp nhiều cuộc truy lùng và thậm chí cả khoản tiền thưởng 5.000 USD do FBI trao thưởng (năm 1946, đó là một số tiền khá lớn) nhưng không có chút tin tức hay ai đó nhìn thấy lại Paula. Thời đó, lực lượng thực thi pháp luật ở Bennington bị chỉ trích nặng nề vì điều tra yếu kém đã khiến cho Paula bị mất tích. 

Ngày 1/12/1949, một cựu quân nhân trên là James Tedford trở thành nạn nhân thứ ba. James Tedford là công dân Bennington và đang trên đường về thăm nhà ở St. Albans. Các nhân chứng nói, James đã dừng chân tại trạm xe buýt trước Bennington. Người ta tìm thấy tờ lịch trình xe buýt ngay chỗ ngồi của James, nhưng không ai mảy may nghĩ về chuyện gì đó đã xảy ra với James, dù tất cả đều quả quyết đã thấy ông ngồi đàng hoàng trên xe buýt ngay trạm cuối trước khi đến Bennington. 

Địa danh “Đường mòn dài” nơi diễn ra một số vụ mất tích người hết sức bí ẩn

Địa danh “Đường mòn dài” nơi diễn ra một số vụ mất tích người hết sức bí ẩn

Chưa đầy một năm sau đó, ngày 12/10/1950, cháu trai 8 tuổi Paul Jepson đã “mất tích” ngay trên chiếc xe tải của mẹ. Bà mẹ đặt con trai vào xe tải trong khi đi cho lợn ăn. Khi quay trở lại xe tải khoảng 1 tiếng đồng hồ sau đó, bà phát giác con trai đã thất lạc. Một cuộc tìm kiếm đã triển khai khắp trong khu vực, chó nghiệp vụ đã theo dõi mùi của bé trai đến cùng con đường mà chỉ 4 năm trước nạn nhân Paula Weldon đã bị mất tích. 

16 ngày sau đó, ngày 28/10/1950, nạn nhân Frieda Jackson cũng “bốc hơi”. Trong lúc đi cắm trại với gia đình, cô cùng người anh họ Herbert muốn đi bộ. Frieda đã trượt và rơi xuống suối, Herbert chờ mãi không thấy Frieda quay trở lại. 5 cuộc tìm kiếm mở rộng sử dụng cả máy bay để tìm dấu vết nhưng cô gái vẫn mất tăm tích. Không giống 4 trường hợp trước đó, tới tháng 5/1951, người ta tìm thấy xác Frieda ngay ở chỗ đã 5 lần lùng sục suốt nhiều tuần liên tục sau khi nạn nhân mất tích. Khi được tìm thấy, xác Frieda đã phân hủy nặng nên không thể nhận diện được.

Nhưng may mắn đã không xảy ra với nạn nhân 13 tuổi tên là Melvin Hills cũng mất tích từ khu vực Tam giác Bennington vào ngày 11/10/1942. Xác cậu bé này vẫn chưa được nhìn thấy. 

Trùng hợp hay… hiện tượng dị thường?

Liệu có một sự trùng hợp nào đó hay có việc tồn tại một số hiện tượng dị thường ở một khu vực đặc biệt? Một số phỏng đoán cho rằng những vụ mất tích bí ẩn ở Bennington là do một kẻ “sát nhân hàng loạt biến thái” muốn hủy hoại các tử thi. Tuy nhiên, giả thuyết về tên sát nhân hàng loạt lại không giải thích được sự mất tích bí ẩn của nạn nhân James Tedford khi ông “bốc hơi” ngay trên một chiếc xe buýt đang chạy.  Điều duy nhất người ta biết là các vụ mất tích lạ lùng đều xảy ra vào quý cuối cùng của năm, tương ứng tháng 10, tháng 11 hay tháng 12. 

Một số người lại quả quyết, “Tam giác Bennington” là nơi tồn tại của cái gọi là “Cổng không gian 3 chiều” với những cái cửa dẫn người ta đi lạc vào những thế giới và không gian khác dù họ muốn hay không. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những cái cổng này được mở vào mỗi phút do hoạt động kiến tạo mà thành – có những đĩa kiến tạo trong khu vực Bennington của Mỹ. Số khác lại cho rằng các nạn nhân của “Tam giác Bennington” thực ra là nạn nhân của các hành vi cưỡng bức của người hành tinh lạ - có các báo cáo về những vật thể bay không xác định (U.F.O) trong khu vực.

Ngược lại thời điểm 1892, có các tài liệu chính thức về những người mất tích khi có một công nhân máy xay tên là Henry MacDowell đã hạ sát một đồng nghiệp là Jim Crowley trong một cuộc “đấu tửu”. MacDowell bị tuyên án chung thân nhưng ngay sau đó người này đã trốn thoát, và kể từ đó không ai còn trông thấy lại hắn ta nữa.

Các bộ lạc địa phương sống xung quanh rặng Glastenbury (thuộc địa giới Tam giác quỷ Bennington) cho rằng họ bị “nguyền rủa” và khu vực tam giác này được dùng làm nơi an táng người quá cố của các bộ lạc. Họ nói, khu tam giác này là nơi “tụ hội gió 4 phương” và các truyền thuyết dân gian của người Mỹ bản địa khăng khăng nói rằng vùng này sẽ “nuốt bất kỳ thứ gì lạc vào trong nó”.

Một vạt rừng với lá cây chuyển màu đỏ khá dị thường ở Tam giác Bennington

Một vạt rừng với lá cây chuyển màu đỏ khá dị thường ở Tam giác Bennington

Những vụ biến mất kỳ quặc chỉ dừng lại sau năm 1950 và nhiều khách du lịch, những người thích chuyện dị thường vẫn lũ lượt lui tới. Gần đây nhất là vào giữa thập niên 2000, người ta phát hiện ra một khối đá dị thường ngay trong khu tam giác Bennington. Và những bí ẩn về các vụ mất tích người bí ẩn của thập niên 1940 cho đến tận ngày nay vẫn là một ẩn số hóc búa…/.

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.