Những phong tục đón năm mới độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Xem bói gan lợn đầu năm của người Hà Nhì (Ảnh Đ.Loan)
Xem bói gan lợn đầu năm của người Hà Nhì (Ảnh Đ.Loan)
(PLO) - Người H'Mông có tục vỗ mông ngày Tết còn người Pà Thẻn tại Hà Giang thì thờ chén nước để cầu may mắn, bình an.

Nhiều phong tục của người dân tộc miền núi phía Bắc được thực hiện để cầu may mắn và những điều tốt lành trong năm mới.

Vỗ mông ngày Tết

Cùng với nhiều hoạt động như thổi khèn, ném pao, hát giao duyên thì tục "vỗ mông" cũng được người H'Mông chưa có gia đình thực hiện trong những dịp Tết. Nếu như trước đây, đồng bào H'Mông sẽ đón Tết sớm hơn một tháng thì vài năm trở lại đây, họ đã bắt đầu ăn Tết giống lịch của người Kinh.

Đây cũng là một trong những hình thức để tìm vợ tìm chồng của người dân tộc này. Theo đó, vào những ngày mùa xuân, các chàng trai cô gái đồng bào sẽ diện trang phục đẹp để đi chơi. Khi họ bắt được "sóng" của nhau, cô gái sẽ tách khỏi đám đông chờ đợi chàng trai đến vỗ mông. Nếu ưng thuận, cô gái sẽ vỗ lại.

Cứ như vậy, đôi trai gái vừa đi chơi vừa vỗ qua vỗ lại cho đến khi đủ 9 lần rồi đợi đến ngày se duyên. Hình thức có vẻ táo bạo và bất ngờ nhưng là một trong những nét văn hóa độc đáo của người H'Mông trong dịp đầu năm.

Đi ăn trộm lấy may

Vào dịp năm mới, người Lô Lô cho rằng, nếu mang được thứ gì đó về nhà thì cũng sẽ mang về niềm vui, may mắn, bình an. Vì vậy mà họ đi "ăn trộm". Nếu không may bị phát hiện, người đi trộm sẽ bị phạt uống rượu với chủ nhà cả đêm.

Hành động diễn ra vào đúng thời khắc bước sang năm mới. Họ chỉ lấy những món đồ không mang nhiều giá trị như thanh củi, củ gừng, củ hành, củ tỏi... Tuy nhiên, người Lô Lô sẽ trộm cho đủ số 12 vì đây là con số may mắn ứng với 12 tháng trong một năm.

Xem bói gan lợn thiến

Thịt lợn là vật phẩm bắt buộc phải có để dâng cúng tổ tiên trong ngày Tết của người Hà Nhì. Những con lợn được chọn để mổ là giống đực. Chúng sẽ bị thiến từ đầu năm để vỗ béo.

Dù giàu hay nghèo, mỗi gia đình dân tộc này đều mổ lợn để ăn mừng năm mới. Khi mổ, người Hà Nhì sẽ giữ lại lá gan để xem bói giống như một số người Kinh xem bói bằng chân gà.

Lá gan mang lại sự sung túc, ấm no cho gia đình là lá gan có hình thù còn lành lặn, căng bóng, có màu sắc đẹp và không có đốm lạ bất thường. Điều này còn giúp họ có niềm tin vào một năm chăn nuôi phát triển, gia đình thuận hòa.

Thờ chén nước

Trên mỗi bàn thờ của đồng bào Pà Thẻn ở Hà Giang đều có một chén nước lã dùng để thờ cúng quanh năm. Chén nước này phải được đậy kín và không được để cạn.

Vào đêm 30 tháng Chạp, các gia đình Pà Thẻn đều phải đóng kín tất cả cửa hoặc lỗ thông khí. Trong lúc này, người trong gia đình sẽ bí mật chuẩn bị một nồi cháo gà để cả nhà cùng ăn. Ăn cháo xong, gia chủ sẽ được phép lấy chén nước trên bàn thờ xuống, cọ rửa và thay mới. Sau đó, nghi thức cúng giao thừa mới bắt đầu.

Chén nước này mỗi năm được tiếp thêm nước một lần vào tháng 6. Tục này được làm bí mật trong mỗi gia đình, vì người Pà Thẻn cho tin rằng nếu việc làm trên bị ai đó nhìn thấy thì cả gia đình sẽ gặp xui xẻo trong năm mới.

Người Pà Thẻn chủ yếu tập trung sinh sống ven suối, thung lũng hoặc triền thấp. Dân số người dân tộc này tập trung ở một số xã tại Hà Giang và Tuyên Quang.

Gọi trâu về

Người Mường ở Hòa Bình tin rằng, việc gọi trâu về sau giao thừa là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã giúp đỡ gia chủ cấy cày trong năm cũ.

Ngoài trả công trâu, người Mường còn treo bánh ống lên các dụng cụ sản xuất như cày, bừa, đòn gánh để mời "những người bạn đồng hành" này về ăn Tết. Họ cho rằng, con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên ruộng đồng.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.