Những ngôi làng có 4 mùa xuân ở miền Tây

Đào tô điểm cho bản làng. Ảnh minh họa
Đào tô điểm cho bản làng. Ảnh minh họa
(PLO) - Đến Đồng bằng sông Cửu Long mùa này, du khách không chỉ được thăm thú những miền đất trù phú, giàu đẹp của vùng đất nổi tiếng với đặc sản muôn loại trái cây thơm ngon tươi tốt suốt 4 mùa, những món đặc sản chốn miệt vườn sông nước mà còn được đắm mình trong không khí tươi vui, hối hả của những vựa hoa đang náo nức vào vụ Tết. 

Đó là những làng hoa của miền Tây cung cấp hoa, cây cảnh không chỉ cho địa phương mà khắp lục tỉnh, thậm chí hoa theo đường bay ra cả nước ngoài. Nói miền Tây giàu đẹp có những ngôi làng có 4 mùa xuân là vậy.

Làng hoa Tân Quy Đông (TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp): Là một trong những vùng trung tâm hoa kiểng của miền Nam. Đây luôn là điểm đến của khách du lịch mỗi khi Tết Âm lịch  sắp đến.

Làng hoa Sa Đéc nổi tiếng với các loại cúc: cúc mâm xôi, đại đóa, đồng tiền, vạn thọ… Bên cạnh đó là bát ngát thược dược, vạn thọ, hoa dâm bụt, mãn đình hồng, ớt kiểng…. Trong đó nổi tiếng với vườn hồng Tư Tôn với vô số loại hoa hồng- nơi này đã đi vào hoạt cảnh trong bộ phim Người tình nổi tiếng do Pháp sản xuất. Ngoài ra, nơi đây còn có hàng trăm thực vật quý hiếm miền Nam. Vì vậy, nơi đây mỗi mùa giáp Tết đều tấp nập du khách tham quan, vừa ngắm hoa vừa chụp ảnh. 

Làng mai Phước Định (tỉnh Vĩnh Long): Nằm cách trung tâm thành phố Vĩnh Long khoảng 3 km là địa chỉ cung cấp mai vàng có tiếng trong cả nước. Mai ở Phước Định thường là mai vàng nguyên thủy, lại được chăm sóc tốt nên có tuổi thọ cao, giá trị lớn. Vào những tháng sắp Tết, làng mai Phước Định là nơi các nhà sưu tầm mai tìm đến để chuẩn bị cho Tết. Vậy nên, đến Phước Định dịp này, bạn sẽ được hòa vào không khí tấp nập của những vườn mai vào xuân.

Làng hoa Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang): Nằm cách TP Hồ Chí Minh chỉ 70km, làng hoa Mỹ Tho là vựa hoa gần Sài Gòn nhất trong số các làng hoa ở miền Tây. Bởi vậy, đây là nơi nhiều du khách tìm đến ngắm hoa và chụp ảnh mùa giáp Tết. Đến đây, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy chộn rộn Tết khi thấy những người chăm sóc hoa, vận chuyển hoa đi bán.

Làng cây kiểng Chợ Lách – Cái Mơn (tỉnh Bến Tre): Những ngày cận Tết, không khí tại làng hoa Chợ Lách – Cái Mơn, nơi được mệnh danh là “Vương quốc hoa kiểng – cây ăn trái” của cả nước nhộn nhịp bất kể ngày đêm. Những người thợ vườn đang ra sức chăm chút cho những luống hoa đón Tết. Các nhà ghe cũng bận rộn với những chuyến hàng hoa xuôi ngược xa gần nối tiếp.

Làng hoa Thới Nhựt (Cần Thơ): Còn gọi là làng hoa Bà Bộ - cũng là một điểm ngắm hoa thú vị nếu bạn có dịp về Cần Thơ mùa giáp Tết. Làng hoa đã có hơn 100 năm tuổi, trước đây chủ yếu trồng các loại hoa và cây cảnh quen thuộc miền Tây như mai, cúc, thược dược, hướng dương. Trong thời buổi hội nhập, các nhà vườn đã nhập về nhân giống trồng nhiều loại hoa quý, hiếm như các giống phong lan có nguồn gốc Tây Âu, một số loại hoa từ Đà Lạt cũng được nhân giống tại đây tỏa sắc phục vụ thị hiếu phong phú, sành điệu của khách hàng.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.