“Những đứa con biệt động Sài Gòn” bị “ép giá”?

 Hàng loạt bộ phim không đủ chất lượng chiếm sóng “giờ Vàng” khiến khán giả “bốc hỏa”. Nhà đài viện cớ không đủ phim hay để chạy theo định mức 30% phim Việt phát sóng hàng ngày. Vậy mà “Những đứa con biệt động Sài Gòn” - một bộ phim truyền hình dạng hành động được đánh giá là hay, đầy tính chiến đấu và nghệ thuật lại đang đứng “bên lề”. Vì sao?

Hàng loạt bộ phim không đủ chất lượng chiếm sóng “giờ Vàng” khiến khán giả “bốc hỏa”. Nhà đài viện cớ không đủ phim hay để chạy theo định mức 30% phim Việt phát sóng hàng ngày. Vậy mà “Những đứa con biệt động Sài Gòn” - một bộ phim truyền hình dạng hành động được đánh giá là hay, đầy tính chiến đấu và nghệ thuật lại đang đứng “bên lề”. Vì sao?

Diễn viên Hai Nhất (bên phải) vào vai Bảy Xoài - nhân vật lấy từ nguyên mẫu trùm xã hội đen Năm Cam.
Diễn viên Hai Nhất (bên phải) vào vai Bảy Xoài - nhân vật lấy từ nguyên mẫu trùm xã hội đen Năm Cam.

“Vụ án Năm Cam” thật tới... từng chi tiết!

Ở tuổi ngoài thất thập, đạo diễn tài ba Long Vân - “cha đẻ” của bộ phim “Biệt động Sài Gòn” lừng lẫy vẫn đau đáu nỗi niềm muốn người xem được thưởng thức một tác phẩm về hình tượng người chiến sĩ công an đầy tính nghệ thuật. Với sự quyết tâm lớn, Long Vân đã cùng các nghệ sỹ đã bắt tay vào làm sê-ri phim truyền hình “Những đứa con biệt động Sài Gòn”.

Trình độ võ thuật hoàn hảo

“Đây là bộ phim hành động hiếm thấy ở Việt Nam khi đạt được trình độ võ thuật hoàn hảo thế này. Hơn nữa, phim hành động là thể loại khó, không phải đạo diễn nào cũng làm được, vì đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm, bản lĩnh và tâm huyết rất nhiều. Nhưng các đạo diễn và ê-kip làm phim đã làm được bộ phim có sự hấp dẫn từ đầu đến cuối với mạch chuyện gắn kết, tiết tấu nhanh, mạnh và nhất là tính chân thật”.

Đạo diễn Vương Đức

Bộ phim dựa trên những sự kiện xảy ra trong cuộc đời Năm Cam (trong phim là Bảy Xoài). Với những tình tiết chọn lọc đặc sắc, gần 40 tập phim là một mạch chuyện gắn kết hết sức hấp dẫn. Nhưng câu chuyện chỉ là cái nền để ê-kíp làm phim phản ánh cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt và đầy mưu trí của những chiến sĩ công an đối đầu với tội phạm để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Đó là sự phát huy truyền thống dũng cảm, bất khuất của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn đánh Mỹ năm nào.

Các thành viên của ê-kíp làm phim toàn các tên tuổi nổi tiếng: Đạo diễn Long Vân, Đạo diễn Đặng Minh Quang, Thượng tá Công an - NSƯT - Đạo diễn Khương Đức Thuận, Đại tá - Nhà văn Nguyễn Xuân Hải, Trung tướng - Nhà văn Hữu Ước...

Ngoài ra, “Những đứa con biệt động Sài Gòn” cũng được xem là bộ phim hành động đầu tiên ở Việt Nam có sự góp mặt của đạo diễn, tác giả, cố vấn nghiệp vụ đều là các chiến sĩ công an. Thế nên, nội dung, cảnh quay, diễn xuất trong phim rất thật và nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn.

Là một Thượng tá Công an, NSƯT - Đạo diễn Khương Đức Thuận luôn ấp ủ làm một bộ phim về các chiến sĩ công an một cách thật nhất, chuẩn mực nhất từ trước tới nay. Đạo diễn Đức Thuận đã khổ công chọn một dàn diễn viên đúng hình tượng công an từ hình thức đến tác phong, lời thoại theo đúng nghiệp vụ công an, với sự thông minh, sắc bén, quả cảm. Ngoài ra, Đạo diễn còn chọn một đội ngũ cascader nổi tiếng ở TP.Hồ Chí Minh vừa giỏi võ thuật, vừa am hiểu nghệ thuật. Dẫu thế, các diễn viên vẫn phải trải qua ít nhất 2 tháng huấn luyện võ thuật. Với từng ấy nỗ lực của đoàn phim, có lẽ đây sẽ là bộ phim truyền hình đầu tiên của điện ảnh Việt Nam về đề tài người chiến sĩ công an không bị chê về cách đánh võ gượng gạo, lối diễn mang nặng tính sân khấu...

Chưa hết, “vụ án Năm Cam” lên phim được thực hiện thật tới từng chi tiết. Đạo diễn Khương Đức Thuận đưa ra dẫn chứng: Cảnh lúc khám nghiệm Phượng “Đê” do chính tổ khám nghiệm gồm 5 chiến sĩ Công an trước đây từng khám nghiệm Dung “Hà” ở 17 Bùi Thị Xuân đảm nhận nên trình tự và các bước tiến hành đều chuyên nghiệp 100%. Cảnh quay bắt Bảy Xoài cũng do các chiến sĩ đặc nhiệm từng bắt Năm Cam cách đây 10 năm thực hiện. Thậm chí, cả phòng chỉ huy của Trung tướng Nguyễn Việt Thành, chiếc ôtô đặc chủng, trại giam T17, phòng hỏi cung, bàn ghế... đều là những vật dụng từng “có mặt” trong vụ án Năm Cam.

Bị ép giá?

Với từng ấy điểm tích cực như nêu trên, vậy nhưng hiện nay “Những đứa con biệt động Sài Gòn” vẫn chưa được Nhà đài “gật đầu”!

Chỉ đạo nghệ thuật Long Vân buồn bã: “Nhà làm phim như chúng tôi đã bỏ ra gần 290 triệu đồng/tập phim, hơn chục tỷ đồng cho cả sê-ri phim. Thế nhưng Đài Truyền hình Việt Nam chỉ đồng ý mua của chúng tôi với cái giá 200 triệu/tập không hơn, dù có hay tới đâu. Nếu giá đó, chúng tôi lỗ gần 4 tỷ đồng. Như vậy, thì chúng tôi “sống” thế nào được!!!”.

Gợi nhớ thời hoàng kim của “Biệt động Sài Gòn”

“Tôi đi tới tỉnh Vĩnh Long và Bình Dương, được người dân ở đó đón chào nồng nhiệt. Họ yêu thích phim “Những đứa con biệt động Sài Gòn” đến mức khiến tôi nhớ lại thời hoàng kim của bộ phim “Biệt động Sài Gòn””.

Diễn viên Hai Nhất (vai Bảy Xoài, lấy từ nguyên mẫu Năm Cam)

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã từng được xem bộ phim này bức xúc: “Một kịch bản hấp dẫn lại được những đạo diễn giỏi cùng với cố vấn giàu kinh nghiệm dàn dựng và các nghệ sỹ, diễn viên có nghề đã tạo nên một thành công hiếm thấy ở mảng phim truyền hình, nhất là về hoạt động của lực lượng Công an. Đài Truyền hình Việt Nam đã bỏ qua một bộ phim “vàng” theo đúng nghĩa. Nhà đài cần có cái nhìn công bằng, đúng đắn, cần có một cơ chế nào đó để tôn vinh những tác phẩm có giá trị, để người xem được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa và người làm phim đủ dũng khí để xây dựng những bộ phim mang giá trị nghệ thuật cao”.

Hiện, “Những đứa con biệt động Sài Gòn” được đang “bản lẻ” cho các Đài Truyền hình Vĩnh Long và Bình Dương. Bộ phim được khán giả nồng nhiệt đón xem. Nhà sản xuất phim đang từng giờ, từng khắc chờ Đài Truyền hình Việt Nam “gỡ dây trói” để bộ phim đong đầy nhiệt huyết này được hàng triệu, hàng triệu khán giả trong và ngoài nước thưởng thức.

Phim “trộm” lên ngôi

“Đoàn làm phim chúng tôi đang phải chứng kiến “đứa con” của mình bị giới sao chép lậu TP.Hồ Chí Minh sao chép một cách công khai. Họ ghi tên phim thành: Bộ phim hành động Việt Nam đặc sắc: Vụ án Năm Cam” và quảng cáo rầm rộ trên pa-nô, áp phích. Nhà sản xuất phim như chúng tôi đang bị “móc túi” một cách công khai. Các nhà quản lý băng đĩa có biết hay chăng?”.

Đạo diễn Khương Đức Thuận

Thùy Dương 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.