Những cánh thiên nga lạc đường bay (Kỳ 1)

Về nghệ thuật nói chung, khó có thể so sánh ngành nào khó hơn, vất vả hơn ngành nào. Nhưng, nói đến múa, ai cũng phải thừa nhận không khổ luyện thì không thành nghệ sĩ múa. Và, khi sự khổ luyện đó đã với qua thì những cám dỗ khó cưỡng lại ập tới...

Người ta thường ví những nghệ sĩ múa với những con chim thiên nga thanh khiết, đẹp đẽ. Ở buổi đầu vào nghề, họ là những chú vịt run rẩy, rồi trong khổ luyện, họ đã lột xác thành những cánh thiên nga với những vũ điệu tuyệt diệu khiến người xem phải rung cảm trước cái đẹp chân chính của nghệ thuật. Nhưng, những cánh thiên nga của ngày hôm nay, đối mặt với nhiều cám dỗ của cuộc sống, không ít đã lạc đường bay và không tìm được lối về với niềm đam mê thủa ban đầu...

Về nghệ thuật nói chung, khó có thể so sánh ngành nào khó hơn, vất vả hơn ngành nào. Nhưng, nói đến múa, ai cũng phải thừa nhận không khổ luyện thì không thành nghệ sĩ múa. Và, khi sự khổ luyện đó đã với qua thì những cám dỗ khó cưỡng lại ập tới...

Sinh viên múa năm nhất và những bài tập cơ bản.
Sinh viên múa năm nhất và những bài tập cơ bản.

Khổ luyện và lột xác

Tại Trung Quốc, một trong những cái nôi của nghệ thuật múa, những sinh viên trường múa thường phải gò mình trong những quy tắc và bài tập hết sức khó. Thông thường, họ mất gần tám tiếng một ngày để tập luyện, với chế độ ăn uống và rèn luyện cơ thể hết sức khắc nghiệt để giữ trọng lượng “khiêm tốn”, chưa kể những “kỉ luật sắt” khác. Tại Việt Nam, không đến nỗi gian nan như thế cho những người theo đuổi ngành múa. Tuy nhiên, sự vất vả, rèn luyện miệt mài, gian khổ vẫn là điều có thật.

Lê Hà - vai diễn cô cảnh sát Minh Thư trong phim “Những đứa con biệt động Sài Gòn” cũng từng là một diễn viên múa, theo đuổi nghệ thuật múa từ thuở nhỏ. Hà kể rằng, tuổi thơ của Hà cũng là những chuỗi ngày triền miên luyện tập, thiếu những cuộc vui trong trẻo trẻ thơ, sống xa gia đình và lưu diễn tất bật ở xứ người.

Phan Tú Quỳnh năm nay 14 tuổi, ban đêm em học phổ thông tại một trường giáo dục thường xuyên ở quận Gò Vấp, ban ngày em theo học khóa múa 4 năm, hiện đang là học kì 2, trường Cao đẳng Múa TPHCM. Quỳnh kể, mới học kì hai nên chưa có nhiều động tác khó, nhưng những bài tập xọac dọc, xọac ngang, ép cổ chân... ban đầu đã làm em đau điếng đến mấy ngày. Cũng như Quỳnh, các bạn học cùng lớp với em đều có chung một cảm nhận là nghề múa không dễ dàng tí nào.

Khổ luyện như vậy nên kết quả cũng thật diệu kỳ khi họ - từ những chú vịt vụng về, hóa thân thành những cánh chim ưng thảo nguyên Nội Mông khoáng đạt, dũng mạnh với bước xoay, bước bật, sải cánh, thành những nàng thiên nga yêu kiều... Thế mới thấy rằng nghệ thuật múa thật gian nan nhưng cũng thật tuyệt vời!

Đối mặt cùng cám dỗ

Đa số các sinh viên tại trường Cao đẳng Múa TP.Hồ Chí Minh, dù hệ chuyên nghiệp 6 năm, hệ 4 năm hay hệ vừa học vừa làm 2 năm đều ít nhiều thử sức với các công việc làm thêm bên ngoài liên quan đến múa.

Nguyễn Tú Quỳnh, sinh viên năm nhất khóa 4 năm mới 14 tuổi nhưng đã thường xuyên theo các đoàn múa đi lưu diễn tại các tỉnh xa. Quỳnh kể, em đi theo các đoàn chủ yếu là để học hỏi, nhưng cũng có ít nhiều cát sê. Tiền cát sê của em cho mỗi bài múa tập thể dao động ở mức 100 ngàn đồng/ bài.

Lớp tại chức 2 năm khóa 2011-2013 có 13 bạn nam, độ tuổi từ 18-25, đều hoạt động trong lĩnh vực múa. Trần Anh Nghĩa đang công tác tại nhà thiếu nhi quận 12, theo học tại trường để trau dồi chuyên môn, vì bạn hiện đang phụ trách giảng dạy múa cho các em thiếu nhi mầm non.

Cả Quỳnh, Nghĩa đều còn khá trẻ, vừa theo học múa vừa đi làm, và công việc đến từ nghề múa giúp các bạn đủ trang trải cho việc học tập, chi dùng sinh hoạt hàng tháng, thậm chí có thể dư dả nếu chịu "cày" nhiều địa điểm: múa hội nghị, múa đám cưới, múa quán bar... Thu nhập ổn định hàng tháng của các bạn dao động từ ba triệu rưỡi đến sáu triệu. Đó là những người vào nghề không lâu và hoạt động tự do, còn đối với những người thâm niên trong nghề, hoạt động ở những đoàn chuyên nghiệp hơn thì mức cát sê khá dư dả.

Võ Minh Thành, cựu sinh viên Trường Múa TP.Hồ Chí Minh, tốt nghiệp năm 2008, hiện đang là sinh viên năm cuối Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh. Có ngoại hình, vũ đạo tốt, Thành hiện là một thành viên của Vũ đoàn Sài Gòn cho biết, bạn chạy show khá tất bật với việc tham gia các tiết mục múa minh họa trong chương trình của các “sao”, các chương trình múa quy mô trên sân khấu lớn, múa ở hội nghị, kể cả quán bar, đi lưu diễn tỉnh cho các liveshow... Thu nhập trung bình của Thành ở mức trên 15 triệu đồng/tháng.

Với những người bước vào nghề với đam mê, có mục đích hướng đến nghệ thuật múa nghiêm túc và chuyên nghiệp, thì con đường đi có vẻ chông gai hơn nhiều. X.L là cựu sinh viên Trường Múa TP.Hồ Chí Minh, hệ chuyên nghiệp 4 năm. Khi còn học, L được đánh giá là một sinh viên có năng khiếu, cộng với thân hình đẹp và khuôn mặt biểu cảm, thầy cô và bạn bè dự đoán con đường phát triển chuyên nghiệp của L sẽ rộng mở. Thế nhưng, gần 5 năm sau ngày tốt nghiệp, L vẫn là một người múa tự do, liên tục chạy “show” cho các chương trình ca nhạc, hội nghị, và nhất là quán bar, vũ trường. Thu nhập của L một tháng hơn 20 triệu đồng, nhưng ước mơ thủa mới ra trường thì đã quá xa vời.

Cô Trần Ly Ly - Phó Hiệu trưởng Trường Múa TP.Hồ Chí Minh
Cô Trần Ly Ly - Phó Hiệu trưởng Trường Múa TP.Hồ Chí Minh

Theo cô Trần Ly Ly - Phó hiệu trưởng Trường Múa TP.Hồ Chí Minh, sinh viên trường múa làm thêm bên ngoài là một điều có thật, điều đó phù hợp với nhu cầu của thị trường, và cũng là nhu cầu trang trải của các em. Nhưng có một thực tế cần thấy rõ là một khi đã dấn thân vào con đường múa thị trường, quen với các lối múa của đám cưới, bar, vũ trường thì khó lòng mà quay lại với múa chuyên nghiệp. Thế nên rất nhiều sinh viên trường múa, hệ đào tạo chuyên nghiệp, khi được hỏi đến vẫn còn rất mông lung về con đường phía trước của mình. Rất ít gặp những đam mê, yêu nghề tột cùng, những người coi múa như một sự nghiệp nghệ thuật thật sự nghiêm túc để rèn luyện, phấn đấu và vươn đến đỉnh cao.

“Chúng ta đang thiếu những lòng yêu nghề tột cùng, đến với nghề múa như một cái nghiệp, nhưng lại thừa những con người kiếm sống bằng nghề múa và dư tiền để chơi nghệ thuật” - cô Trần Ly Ly trăn trở.

(còn tiếp)

Ngọc Mai

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.