Nhạc sĩ Nguyễn Trọng tạo sẽ tiết lộ điều lạ tại “Khúc hát sông quê”

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng tạo sẽ tiết lộ điều lạ tại “Khúc hát sông quê”
(PLO) - Có một điều lạ ở đây, mặc dù là nhà thơ nhưng Nguyễn Trọng Tạo thường không tự phổ nhạc những bài thơ của mình. Phần lớn các bài hát của ông là được sáng tác dựa trên… thơ của người khác? Vì sao lại như vậy, ông sẽ bật mí với khán giả tại đêm nhạc “Khúc hát sông quê” vào ngày 8/9/2017 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, ông xuất thân từ nghề làm ruộng, rồi chuyển sang thợ mộc. Cơ duyên đưa ông đến với âm nhạc chính là chiếc đàn violin do ông tự đóng rồi dùng nó để học, sau đó chơi nhạc trước tòan trường vào mỗi sáng chào cờ đầu tuần. Ông rất yêu làng quê. Lẽ đó, âm nhạc, thi ca của ông đều mang hơi thở làng quê rất gần gũi và lãng mạn, yên bình.

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã sáng tác khoảng gần 100 ca khúc. Bên cạnh những ca khúc quá nổi tiếng như “Làng quan họ quê tôi”, “Khúc hát sông quê” còn là những ca khúc được khán giả mến mộ không kém, như “Đôi mắt đò ngang”, “Tình ca bên một dòng sông”, “Non nước Cao Bằng”, “Mẹ tôi”, “Đồng Lộc thông ru”, “Tình ca hạt giống vàng”, “Trống hội cổng làng”, “Tình Thu”, “Tình Đông”, “Tình Xuân”, “Tình Hạ”, “Con dế buồn”, “Mưa”, “Nghe biển ru đêm”, “Tình ca hoa cúc biển”…

Nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhà sản xuất Ngọc Trâm và đạo diễn Đinh Anh Dũng
Nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhà sản xuất Ngọc Trâm và đạo diễn Đinh Anh Dũng

Nguyễn Trọng Tạo có một “Làng quan họ quê tôi” (phổ thơ Nguyễn Phan Hách) quá nổi tiếng, đã từng được hãng JVC Nhật Bản chọn làm đĩa karaoke 100 bài hát Việt Nam, và dàn nhạc giao hưởng Leipzig trình tấu trong Tuần văn hóa Việt Nam tại Đức. Đến “Khúc hát sông quê” (phổ thơ Lê Huy Mậu) thì công chúng trong và ngoài nước đã mặc nhiên xem ông là một nhạc sĩ đặc biệt yêu thích.

Đôi lúc công chúng nhớ đến ông với vai trò một nhạc sĩ nhiều hơn, vì độ phủ sóng của những bài hát nổi tiếng ông đã sáng tác. Ca sĩ Anh Thơ chia sẻ, một trong những bài hát đóng đinh vào tên tuổi của cô là nhạc phẩm: “Làng quan họ quê tôi” và  “Khúc hát sông quê” của Nguyễn Trọng Tạo. Bởi thế, Anh Thơ rất vinh dự khi được tham gia vào đêm nhạc của Nguyễn Trọng Tạo. Cô chia sẻ, sẽ hát ủng hộ tác giả “Khúc hát sông quê” vô điều kiện.

Có hai bài hát của 2 nhạc sĩ nổi tiếng được chắp cánh từ hai bài thơ hay của Nguyễn Trọng Tạo, đó là ca khúc “Một dại khờ một tôi” (nhạc sĩ Phú Quang), và ca khúc “Cỏ và mưa” (nhạc sĩ Giáng Son). Hai người nhạc sĩ này cũng đồng thời là những người bạn thân thiết của Nguyễn Trọng Tạo ngoài đời. Họ sẽ đến với đêm nhạc của Nguyễn Trọng Tạo trong vai trò khách mời. Nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ: “Nếu tôi mà lấy tiền cát-xê là phải lấy bằng đô la, nhưng riêng Nguyễn Trọng Tạo thì không bao giờ phải nói đến tiền”.

Nhà sản xuất Ngọc Trâm- Công ty Vàng Son Một Thuở khẳng định đêm nhạc“Khúc hát sông quê” sẽ thu hút sự tò mò của khán giả. Bởi lẽ, các ca sĩ ngoài việc thể hiện những ca khúc đã “đóng đinh” với tên tuổi của họ thì cũng sẽ tham gia “học” và thử sức với những sáng tác khác, cả mới và cũ của ông. Đặc biệt, nhà thơ- nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo cũng sẽ đọc tặng công chúng một số bài thơ được yêu thích nhất. 

Với sự tham gia của các ca sĩ: Anh Thơ, Trọng Tấn, Phạm Phương Thảo, Lê Anh Dũng, Phương Anh Sao Mai, Ban nhạc Cỏ lạ, nhóm 5 Dòng Kẻ, Ban nhạc Phương Bắc,  khách mời là nhạc sĩ Phú Quang, nhạc sĩ Giáng Son, đêm nhạc là cuộc chơi của riêng ông, nhưng là sự tri ân, hỗ trợ của những người bạn thân chí cốt của ông, những người yêu quý Nguyễn Trọng Tạo. Ở tác giả “Khúc hát sông quê” không chỉ ở con người lãng tử, đa tài, ham vui, đầy tình nghĩa với bạn bè, mà còn ở tài năng và tinh thần lao động nghệ thuật không mệt mỏi của ông.

“Tính tôi cả nể, quê một cục. Tôi thẳng tính, đã không làm thì thôi, mà làm thì phải đến nơi đến chốn. Bạn bè bảo tôi, sắp chết đến nơi rồi mà chẳng có riêng một đêm nhạc tử tế. Thế là tôi làm thôi” – nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo tâm sự.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.