Nhạc sĩ 'Có phải em mùa thu Hà Nội' nguy kịch

(PLVN) - Nhạc sĩ Trần Quang Lộc - sáng tác ca khúc "Có phải em mùa thu Hà Nội" - bị ung thư bàng quang, di căn lên phổi.

Bà Nguyễn Thị Thuận - vợ nhạc sĩ - cho biết 10 ngày trước, các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) trả về sau 3 năm điều trị. Hiện ông nằm ở nhà riêng tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai tuần trước, ông vẫn còn ý thức, trò chuyện lưu loát nhưng giờ chỉ thều thào. Bà Thuận nói: "Chồng tôi đã cận kề sinh tử".

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc nổi tiếng với hai ca khúc - Có phải em mùa thu Hà Nội và Về đây nghe em. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc nổi tiếng với hai ca khúc - "Có phải em mùa thu Hà Nội" và "Về đây nghe em". Ảnh: Facebook.

Nhạc sĩ điều trị ung thư 5 năm nay. Sau phẫu thuật cắt bỏ bàng quang, ông bị chẩn đoán thêm ung thư phổi. Gần đây, bệnh gây ảnh hưởng lên dây thần kinh, khiến một bên mắt của ông bị hỏng.

Hôm 15/5, nhạc sĩ Tiến Luân (tác giả Quê em mùa nước lũ) và nghệ sĩ Tú Trinh đến thăm, cho biết gia cảnh ông khó khăn trong khi chi phí chữa trị, thuốc men hơn 200 triệu đồng. Hai người lên trang cá nhân kêu gọi khán giả và giới nghệ sĩ giúp đỡ ông. Tiến Luân nói: "Dẫu bệnh nặng, ông vẫn lạc quan và cảm ơn những ai thăm hỏi".  

Trần Quang Lộc sinh năm 1945, tại Quảng Trị. Năm 20 tuổi, ông học tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế, bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 1960. Tuyển tập đầu tiên của ông - Hát trong dòng sông xưa - được xuất bản năm 1970.

Ông dần nổi tiếng qua các ca khúc: Về đây nghe em, Em còn nhớ Huế không, Có phải em mùa thu Hà Nội, Chợt nghe em hát... Các sáng tác của ông được biết đến qua giọng hát của Hồng Nhung, Thu Phương, Hương Lan...

Hiện ông có khoảng 600 ca khúc.

Thu Phương hát 'Có phải em mùa thu Hà Nội' ở liveshow năm 2013

Thu Phương hát 'Có phải em mùa thu Hà Nội' ở liveshow năm 2013. Video: Youtube.

Có phải em mùa thu Hà Nội - nhạc phẩm nổi tiếng nhất của Trần Quang Lộc - được ông phổ nhạc năm 1972, từ bài thơ của người bạn - cố thi sĩ Tô Như Châu. Ca khúc giúp tên tuổi của Thu Phương vụt sáng trong làng nhạc vào cuối thập niên 1990. Đến nay, bài hát trở thành một trong những nhạc phẩm được ưa thích nhất về Hà Nội.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.