Nhạc sĩ Châu Đăng Khoa: 'Chỉ có thể làm một người mộng mơ…'

Nhạc sĩ Châu Đăng Khoa: 'Chỉ có thể làm một người mộng mơ…'
(PLO) -“Âm nhạc với Khoa là đam mê, là cuộc sống. Nếu Khoa không làm nhạc thì cũng không biết làm gì. Khoa biết mình chỉ có thể gắn bó với âm nhạc và làm tốt điều này tốt nhất mà thôi. Hay để Khoa làm một người mộng mơ, chứ đừng bắt Khoa tỉnh táo để kinh doanh...”, nhạc sĩ Châu Đăng Khoa chia sẻ.

Nếu chưa từng tiếp xúc, nhiều người sẽ nghĩ Châu Đăng Khoa là một anh chàng sang chảnh, kiêu kỳ thậm chí còn có thể nói là rất ăn chơi, nhưng với tôi mọi thứ lại khác hoàn toàn.

Ngay từ đầu, Khoa đã gây ấn tượng cho tôi bằng sự mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần dí dỏm, hài hước trong cách nói chuyện. Khoa tung tăng dạo phố, Khoa ngồi vắt vẻo trong quán cà phê, hồn nhiên chuyện trò. Trong giới nghệ sĩ, Châu Đăng Khoa là một người có cá tính vô cùng thẳng thắn.

Không có gì ngoài tuổi xuân và hoài bão

Châu Đăng Khoa sinh ra tại Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, mẹ Khoa là một ca sĩ hát phòng trà. Bố và mẹ của chàng trai gốc đại ngàn này là một cặp đôi khiêu vũ dancesport đầy cá tính. 

Từ nhỏ, Khoa đã rất thích hát nhưng bố mẹ anh luôn cho rằng, nghệ thuật là một nghề không có gì ổn định, và hơn hết, làm nghệ thuật… bạc lắm, nên ngay từ khi còn bé, bố mẹ đã cấm không cho Khoa cũng như em gái đi theo con đường này.

“Có một lần, Khoa tầm 6,7 tuổi gì đó. Khoa rất thích Aaron Carter (em trai của nam ca sĩ đình đám Nick Carter trong nhóm nhạc lừng danh Backstreet Boys - PV). Khoa mới hỏi mẹ: “Mẹ ơi, tại sao bạn đó được làm ca sĩ, còn con thì không?”. Mẹ Khoa chỉ lắc đầu và nói: “Nghề này không có tương lai nên con đừng theo, sẽ khổ lắm”, Châu Đăng Khoa kể lại.

Khoa nói, anh hỏi mẹ ngô nghê như vậy thôi chứ chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ làm nghệ thuật một cách chuyên nghiệp. Vì đối với một người sinh ra và lớn lên ở quê như anh thì showbiz là một thứ gì đó rất xa xôi, giống như những ngôi sao trên bầu trời mà anh không thể chạm tới được.

Nhạc sĩ Châu Đăng Khoa.
Nhạc sĩ Châu Đăng Khoa.

Mọi thứ dần thay đổi cho đến khi Khoa lên tới TP.Hồ Chí Minh theo học Đại học Kinh tế. Giấu bố mẹ, Khoa lén đi học song song Nhạc viện. Mọi thứ bắt đầu không suôn sẻ khi đến học kỳ 2 của năm nhất đại học, gia đình Khoa vỡ nợ. Từ một “thiếu gia” ăn sung, mặc sướng chỉ lo học, Khoa giờ phải chật vật “cơm, áo” nơi phố thị. 

Khoa chuyển sang phòng trọ nhỏ xíu 15m2 cùng 5 người bạn, mưa dột, ban ngày thì bị muỗi cắn, tối đến không có chỗ ngủ phải xuống nhà để xe nằm qua đêm… Khoa bảo, quãng thời gian ấy, dường như mọi khó khăn đều ập xuống để cố để thử thách sự kiên trì trong con người anh.

Khoa làm mọi thứ để kiếm tiền ăn học: từ việc vỗ tay thuê trong trường quay, đi bán quần áo, phụ bán quán cà phê hay thậm chí làm PB (Promotion boy- hoạt náo viên quảng cáo sản phẩm), người mẫu chụp ảnh, gia sư… tất cả những việc có thể kiếm ra đồng tiền một cách chân chính, Khoa đều làm chỉ với mong muốn cuộc sống của mình ổn hơn.

Tuy nhiên, cuộc sống ở Sài Gòn không có người thân, không mối quan hệ, không thế lực, không tiền bạc, không có gì cả, chỉ có tuổi thanh xuân và hoài bão, dù cho Khoa nuôi trong lòng bao nhiêu ước mơ nhưng không có gì gọi là chắc chắn cả.

Khoa tham gia công ty, làm thực tập sinh nhưng không được ra mắt. Đi hát nhưng không có tiền mua bài nên tập tành sáng tác thì bị nhận xét: “Nhạc của em chỉ để thi văn nghệ ở trường cấp 3 được thôi” hay “Nhạc này chỉ nghe chơi chơi, vui vui thì được”, cũng có nhiếp ảnh gia từng nói với Khoa “Cái mặt em không bao giờ nổi tiếng được đâu, nhìn em không có tố chất ngôi sao”…

Mọi thứ dường như đến để dập tắt đam mê với âm nhạc của chàng trai trẻ. Đã có lúc, Châu Đăng Khoa từng nghĩ, hay là mình bỏ cuộc, đi về, sống một cuộc sống ở dưới quê cho nhẹ nhõm, thoải mái bên ba mẹ, nhưng rồi niềm đam mê cháy bỏng với âm nhạc không cho phép Khoa dừng lại. 

“Một lần, khi nhìn thấy anh Phạm Toàn Thắng hát ca khúc “Uống trà” do anh tự sáng tác ở trên sân khấu Bài hát Việt, Khoa nghĩ trong lòng: “Mình cũng muốn giống con người này, mình cũng muốn sáng tác được những ca khúc hay như vậy!”. 

Và rồi chính nhờ quyết tâm sẽ tập trung vào âm nhạc hơn, Khoa gửi ca khúc “Bận rộn” lên Bài hát Việt nhưng rồi cũng quên béng đi vì nghĩ: “Một đứa như mình sẽ chẳng bao giờ được chú ý đâu”. Chẳng ngờ đúng 1 tháng sau, bài hát của Khoa tham gia được chọn vào Bài hát Việt của tháng.

Khoa nhắc lại chuyện cũ mà giọng đầy hồ hởi, ánh mắt thì như đang cười. Khoa kể, ngày ấy, nghe điện thoại chương trình thông báo mà Khoa khóc ngay tại cửa hàng tạp hóa. Khoa khóc giống như một đứa trẻ vì quá hạnh phúc. Với Khoa, mọi thứ giống như một giấc mơ, và khởi đầu này là động lực để anh có thể tự tin hơn và bước tiếp trên con đường nhiều chông gai này. 

Dù tháng đầu tiên chưa may mắn đạt giải nhưng những tháng tiếp theo, Khoa liên tiếp gửi ca khúc của mình đi và 2 tháng liền, Khoa đạt giải “Bài hát ấn tượng của tháng”. Dần dà, công việc đến với Khoa nhiều hơn.

Nhiều ca sĩ tên tuổi tìm đến Khoa để mua nhạc. Khoa bảo, mọi thứ đến với anh giống như một cái duyên và hơn hết một người trẻ như anh, ngoài việc họ tìm tới vì chất lượng ca khúc thì anh còn rất may mắn nữa.

“Làm nghệ sĩ lỗ lắm…”

Với khả năng tìm tòi, sáng tạo âm nhạc dựa trên những chọn lọc kỹ càng. Khoa kiên nhẫn với sự sáng tạo của mình, kiên nhẫn trong sự lựa chọn của bản thân. Điều Khoa muốn là sự đa dạng, sự sáng tạo được xây dựng dựa trên trí thức và lý trí từ mỗi cá nhân con người.

Dùng trí tuệ để tạo ra sự sáng tạo, tạo ra những sản phẩm của chính mình và có trách nhiệm với nó. Khoa biết mình làm gì để ra được cái gì. Đó là lý do âm nhạc của Khoa giờ đây đã có được khán giả riêng của mình.

Khoa cho rằng người nghệ sĩ và người làm nghệ thuật không thể lúc nào cũng chỉ có cảm xúc hay lúc nào cũng chỉ có lý trí. Người thông minh là biết lựa theo cả lý trí và cảm xúc để nhào nặn ra nó, bắt nó phục vụ cho những đam mê sáng tạo của mình và cho tất cả mọi người. Nếu có “điên” thì cũng chỉ nên dừng ở những điều đáng yêu nhẹ nhàng. 

Châu Đăng Khoa là tác giả của các bản hit đình đám như: “Giấu anh vào nỗi nhớ”, “Mối tình xưa”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”…
Châu Đăng Khoa là tác giả của các bản hit đình đám như: “Giấu anh vào nỗi nhớ”, “Mối tình xưa”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”…

Âm thanh chính là để phản ánh cuộc sống. Âm nhạc của Khoa là để cho mọi người nghe, chứ không phải là làm ra, để rồi cất trong tủ. Bởi Khoa chắt lọc ra từ cuộc sống hiện tại, từ những gì được chứng kiến, học hỏi, đi qua và quan trọng hơn là đã từng được trải nghiệm. 

Trải qua 1 quá trình hoạt động độc lập, tận dụng và khai thác mọi sự sáng tạo và những trải nghiệm khác từ bản thân và cuộc sống. Châu Đăng Khoa cùng với nỗ lực và sự kiên nhẫn của mình đã dần tạo ra được những bước thành công cho riêng mình.

Tiếng vang từ ca khúc ballad dịu nhẹ, hay dòng nhạc country êm đềm, cũng có thể là dòng dance sôi động, cá tính… khiến khán giả nhớ đến cái tên Châu Đăng Khoa nhiều hơn. Khi đấy người ta mới thôi ngừng gán ghép cho anh những luận điệu như: “Không biết viết nhạc”, “Không phải là âm nhạc”. 

Ở hiện tại thành công là vậy, nhưng những ngày mới chập chững vào nghề, Châu Đăng Khoa cũng đã phải trải qua không ít đắng cay, chèn ép. Có dịp Tết, Khoa làm nhạc cho một ca sĩ ngoài Bắc nhưng bị họ quỵt tiền dù chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết.  Không biết làm cách nào, nên chỉ có một máy tính duy nhất để làm nhạc Khoa cũng phải đem đi bán để gửi tiền về cho mẹ. 

Cách đây chừng mấy năm, Khoa đi event (sự kiện-PV) chung với ca sĩ Hồ Ngọc Hà, rất nhiều phóng viên vây quanh chụp hình nhưng Khoa vừa bước chân vào, tất cả máy ảnh đều buông xuống hết, không một ánh flash nào lóe lên.

Khoa bảo, cảm giác của anh lúc đó thực sự ê chề, nếu có cái lỗ nào để chui, Khoa cũng muốn chui xuống cho rồi. Từ đó, Châu Đăng Khoa tự nhủ với lòng: “Đã làm nghệ thuật thì phải nổi tiếng, còn nếu không nổi tiếng thì đừng làm nữa”. 

Hay như chuyện, Khoa thường xuyên bị đồng nghiệp nói xấu: “Châu Đăng Khoa chảnh lắm”, “Khoa nó bán bài đắt”, thậm chí có người ghét Khoa chỉ vì bạn họ không thích Khoa… Khoa bảo, lúc đầu anh cũng buồn, thậm chí là khó chịu, muốn tìm ra ai là người nói như vậy để tìm ra nhẽ, nhưng giờ, Khoa học cách im lặng. 

“Hồi xưa có chuyện gì Khoa cũng lên facebook nói, nghĩ đơn thuần với tư cách một khán giả thôi, nhưng họ không nhìn mình như vậy. Đã có lúc Khoa nghĩ: “À, ai cũng được phép sai, nhưng nghệ sĩ thì không. Khán giả, họ không cho mình cái quyền được sai và sửa sai”. Mà đúng là, nếu như họ đã thích mình, mình làm gì họ cũng sẽ thích. Nếu như họ đã không thích, thì mình có là thiên thần họ cũng sẽ ghét thôi”, Châu Đăng Khoa thẳng thắn.

Tò mò hỏi chuyện tình cảm, Châu Đăng Khoa thổ lộ, anh biết yêu khá sớm và từ đó đến nay đã trải qua 2 mối tình lãng mạn. Anh cũng từng bị không ít cô gái khước từ với lý do “anh là nghệ sĩ”, “nhìn anh trông hào nhoáng quá”… 

Ngoài đời, chàng nhạc sĩ 9X được đánh giá là người có gu thời trang ấn tượng.
Ngoài đời, chàng nhạc sĩ 9X được đánh giá là người có gu thời trang ấn tượng.

Người ta luôn sợ giới nghệ sĩ đa tình, không chung thủy… Tuy nhiên, chàng nhạc sĩ cho rằng đó là do họ chưa thực sự yêu anh, chứ nếu họ yêu nhiều thì dù anh có là “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà” hay có là quái vật thì vẫn sẽ được yêu. “Cái gì cũng là lý do cả. Nếu mà họ muốn họ sẽ tìm cách, không muốn họ sẽ tìm lý do”, Châu Đăng Khoa cho hay.

Hỏi Châu Đăng Khoa đã nghĩ đến việc sẽ đón bố mẹ xuống Sài Gòn cùng mình để tiện chăm sóc chưa? Khoa tâm sự: “Đó chính là mong muốn lớn nhất của Khoa ở thì hiện tại, làm sao có thể kiếm được thật nhiều tiền mua nhà cho ba mẹ ở cùng. Ba mẹ Khoa cũng có tuổi rồi, Khoa không thể để ba mẹ đi ở nhờ mãi nhà bác được…”.

Một ngày của Châu Đăng Khoa bây giờ, sáng hay tối hay khuya cũng đều là công việc. Khoa bảo, anh không có thời gian để hẹn hò chứ đừng nói là để yêu. Đôi lúc chàng nhạc sĩ trẻ cũng muốn bỏ đi nhưng trách nhiệm với công việc không cho phép anh làm vậy. Khoa vẫn thường nói đùa: “Làm nghệ sĩ lỗ lắm, muốn hẹn hò đi chơi còn khó, nói chi là để có người yêu…”.

Các giải thưởng Châu Đăng Khoa đã đạt được:

- Huy chương vàng - Giọng ca vàng sinh viên toàn quốc 2008

- Gương mặt xuất sắc - Facelook 2010.

- Huân chương tuổi trẻ vì Biển đảo quê hương 2010.

- Bài hát ấn tượng của Bài hát Việt tháng 10/2012.

- Bài hát ấn tượng của Bài hát Việt tháng 11/2012.

- Top 10 nhạc sĩ được yêu thích nhất Làn sóng xanh năm 2014.

- Top 10 nhạc sĩ được yêu thích nhất Làn sóng xanh năm 2015.

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.