Nguồn gốc câu 'Hỡi thế gian tình là chi' của Lý Mạc Sầu

Câu nổi tiếng trong truyện "Thần điêu đại hiệp" xuất phát từ bài từ của một nhà văn đời Kim, Trung Quốc.

"Hỡi thế gian tình là chi, mà đôi lứa hẹn thề sống chết" thường gợi nhớ nhân vật Lý Mạc Sầu trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung (1924-2018). Đến nay, câu này vẫn được nhiều người sử dụng mỗi khi nói về tình yêu. Theo Sina, vì sự phổ biến của tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp cũng như hàng chục tác phẩm chuyển thể phim ảnh, nhiều người lầm tưởng câu trên là sáng tác của Kim Dung.

Cố nhà văn Kim Dung
Cố nhà văn Kim Dung

"Hỡi thế gian tình là chi, mà đôi lứa hẹn thề sống chết" vốn thuộc bài từ trong tác phẩm Mô ngư nhi - nhạn khâu của nhà văn Nguyên Hiếu Vấn (1190-1257) ở cuối nhà Kim đầu nhà Nguyên. Nguyên Hiếu Vấn là nhà văn, nhà sử học đạt thành tựu cao nhất thời đại của ông. Hiện còn hơn 1.300 bài thơ của Nguyên Hiếu Vấn được lưu truyền cùng hơn 380 bài từ, 250 tản văn.

Theo QQ, cảm hứng để Nguyên Hiếu Vấn viết bài từ đến từ lần ông đi ứng thí, trên đường gặp một thợ săn, người này kể cho ông câu chuyện một đôi chim nhạn lớn bay trên trời, người này bắt giết một con. Con còn lại lao xuống đất chết. Nhà thơ, lúc đó mới 16 tuổi, xúc động vì câu chuyện, mua xác hai con chim chôn cùng nhau, còn làm bia mộ cho chúng. Sau đó, ông sáng tác bài từ.

"Hỡi thế gian tình là chi mà khiến đôi lứa hẹn thề sống chết. Trước đây trời Nam đất Bắc, nắng mưa gió rét vẫn có nhau. Trải qua thời gian bên nhau đẹp đẽ, ly biệt thật đau lòng. Chung quy vì si tình như đôi nam nữ. Hãy nói cho ta, từ nay sớm chiều qua ngàn núi tuyết, lẻ bóng đơn độc, biết đi đâu về đâu", tác giả bày tỏ sự thương cảm với tình yêu của đôi chim nhạn trong tác phẩm.

Trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp, Lý Mạc Sầu là đệ tử đời thứ ba của phái Cổ Mộ, sư tỉ của Tiểu Long Nữ. Lý Mạc Sầu vốn xinh đẹp, có tình yêu sâu đậm với Lục Triển Nguyên. Nàng chấp nhận vứt bỏ trinh bạch, lễ giáo vì Lục nhưng chàng bội ước, lấy kẻ khác làm vợ. Cuộc tình tan vỡ khiến Lý Mạc Sầu trở thành kẻ lạnh lùng, tàn độc, nuôi ý trả thù cả gia đình họ Lục. Mạc Sầu hứa xóa bỏ hận thù nếu Lục Triển Nguyên giết vợ. Nhờ một đại tăng ngăn cản, Lý Mạc Sầu cho đôi vợ chồng sống bình yên 10 năm. Hết thời hạn, Lý Mạc Sầu quay lại "đòi nợ" song Lục Triển Nguyên đã qua đời, vợ chết theo chàng. Trong truyện, mỗi lần xuất hiện, Lý Mạc Sầu đều đọc câu "Hỡi thế gian tình là chi, mà đôi lứa hẹn thề sống chết".

Tình yêu là đề tài xuyên suốt tác phẩm của Kim Dung, muôn hình vạn trạng. Nhà văn, nhà phê bình Hong Kong Ngô Ái Nghi - người được mệnh danh "Đệ nhất tài nữ Hương Giang" - từng phát hành cuốn sách Tình trong tiểu thuyết Kim Dung, phân tích giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong các tiểu thuyết của ông. Bà nhận xét tình tiết ly kỳ trong tiểu thuyết khiến khán giả say mê theo dõi tới cuối truyện còn tình yêu trong tác phẩm làm người xem cảm động, nghiền ngẫm, khiến độc giả đọc đi đọc lại. Lý Mạc Sầu với mối hận tình trong Thần điêu đại hiệp là một điển hình gây nhức nhối, khó quên, theo Xinhua.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.