Nghệ sĩ đóng 2.000 lần vai Bác Hồ vẫn đứng “bên lề” danh hiệu

(PLO) - “Với con người tài năng và có nhiều cống hiến trong nghệ thuật như nghệ sĩ Văn Tân mà đến nay vẫn chưa có danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) quả là một điều phi lý. Đừng để nghệ sĩ Văn Tân giống nghệ  Văn Hiệp, khi “khuất núi” mới được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch phong danh hiệu NSƯT. 
4 thập kỷ với gần 2.000 lần đóng vai Bác Hồ
Cơ duyên nghệ sỹ Văn Tân (sinh năm 1943, quê Lạng Giang, Bắc Giang) được vinh dự đóng vai Bác Hồ ấy là năm 1970. Một năm sau ngày Bác mất, Trung ương có chỉ thị về việc đưa hình tượng Bác Hồ lên sân khấu, phim ảnh. Lúc đó, ông là diễn viên Đoàn Ca múa kịch Hà Bắc. Ông luôn mơ ước một lần được đóng vai Bác Hồ. Ở nhà, ông âm thầm tự tết tóc, làm râu, học hóa trang và ấp ủ ý tưởng viết hoạt cảnh về Bác. Năm 1974, trong vở kịch ngắn “Kỷ niệm cao quý” do ông sáng tác, lần đầu tiên ông diễn xuất hình tượng Bác Hồ và được mọi người khen khá giống Bác.
Nghệ sĩ Văn Tân hóa thân vào hình tượng Bác Hồ.
 Nghệ sĩ Văn Tân hóa thân vào hình tượng Bác Hồ.
Để hóa thân vào hình tượng Bác Hồ và được mọi người đón nhận là một điều không dễ. Nghệ sĩ Văn Tân đã phải hóa trang tất cả trên khuôn mặt như mũi, trán, cằm, râu… Lần đầu tiên hóa trang thành Bác Hồ, các chuyên gia đã phải làm việc hàng chục giờ đồng hồ mới xong. Riêng việc học nói giọng và cử chỉ đi đứng của Bác cũng mất rất nhiều thời gian, nhất là luyện ánh nhìn trìu mến, thân thương của Người là vô cùng khó. Hầu như ngày nào ông cũng nghe để tập cho thật giống giọng nói của Người, thể hiện được tư tưởng, thần thái của vị Cha già của dân tộc. Ông còn vào Nghệ An quê Bác học tiếng cả tháng trời, nhiều khi nhập tâm đến quên cả giọng Bắc quê mình.
Nghệ sĩ Văn Tân có may mắn và vinh dự là hai lần (vào năm 1961 và 1963) được gặp Bác khi Người về thăm tỉnh Bắc Giang. Với sự làm việc nghiêm túc, say mê,  ông được đồng chí Vũ Kỳ - Thư ký riêng của Bác hướng dẫn về dung mạo, cốt cách, phong thái của Bác và tặng cho một băng có 13 bài Bác diễn thuyết, nói chuyện, đọc thơ. Đặc biệt hơn, ông còn được đồng chí Vũ Kỳ chọn bộ ka ki, đôi dép cao su được làm theo đúng mẫu trang phục của Bác. 
Và từ đó tới nay tròn 40 năm, nghệ sĩ Văn Tân đã có 1.716 buổi biểu diễn trên hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Sở dĩ ông nhớ chính xác con số “khủng” ấy bởi mỗi lần đi diễn, ông lại ghi vào cuốn sổ luôn ở bên mình. Cuốn sổ ấy ghi đầy đủ ngày tháng, vở kịch, nơi diễn và đặc biệt là những cảm xúc khi ông hóa thân vào hình tượng Hồ Chủ tịch kính yêu. 
Danh hiệu NSND, NSƯT “quên” Văn Tân?
Mặc dù đã đóng vai Bác Hồ hàng nghìn lần nhưng với nghệ sĩ Văn Tân, tất cả những lần diễn của ông đều vẹn nguyên và trào dâng cảm xúc. Ông diễn thật tới nỗi “Người” bước vào với cử chỉ thân thiện, gần gũi, sau đó là những tiếng vỗ tay, hoan hô thật to “Bác Hồ, Bác Hồ”...  Có nhiều lần, khán giả ở Bắc Kạn, Tuyên Quang, Nghệ An… chạy đến níu “Bác” và khóc: “Bác Hồ ơi, thấy Bác khỏe, cháu thấy ấm lòng. Được tận mắt ngắm Bác, còn gì hạnh phúc hơn”... Những lúc ấy, khóe mắt nghệ sĩ không ngăn nổi dòng nước mắt vì xúc động. 
Những lần ấy càng thôi thúc ông cống hiến với nghiệp diễn của mình. Đến giờ, dù 70 tuổi, nghệ sĩ vẫn muốn đi biểu diễn phục vụ nhân dân, đem tình cảm và hình ảnh của Bác lan tỏa tới mọi người.
Nghệ sĩ cười, nhẹ nhàng nói: “Có rất nhiều nghệ sĩ hóa thân vào hình tượng Hồ Chủ tịch. Mỗi người đóng vai thành công hình tượng Bác từng thời kỳ. Thời khi Bác là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thì có nghệ sĩ Sĩ Hùng, Ngọc Thủy, Tiến Hợi thể hiện tốt. Còn Bác thời những năm 1954 trở về sau thì bạn nghề đánh giá tôi thể hiện tốt nhất. Mỗi người có một thế mạnh riêng khi hóa thân thành vị “Cha già dân tộc” với những tình cảm riêng”.
 Qua 40 năm hoạt động sân khấu và thể hiện vai Bác Hồ, nghệ sĩ Văn Tân đã được tặng thưởng: “Huy hiệu Bác Hồ”, Huy chương “Chiến sĩ Văn hóa”, Huy chương “Vì Thế hệ trẻ”, “Bằng lao động sáng tạo”, “Giải thưởng Đào Tấn”, Huy chương “Vì sự nghiệp sân khấu”, Huy chương “Vì sự nghiệp văn hóa nghệ thuật Việt Nam” và nhiều Bằng khen, Giấy khen của nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Văn Tân đã vinh dự được Viện Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam trao tặng bằng chứng nhận “Xác lập kỷ lục Việt Nam”; “Người thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu và điện ảnh phục vụ nhân dân nhiều nhất”. 
Hỏi về danh hiệu NSND, NSƯT, nghệ sĩ Văn Tân buồn buồn, không đáp.
Trong buổi tọa đàm “40 năm nghệ sĩ Văn Tân thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu” do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức vừa qua tại Hà Nội, Giáo sư Hoàng Chương đã khẳng định: “Nghệ sĩ Văn Tân là người thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu thành công nhất”.
Giáo sư cũng nhắn nhủ: “Với con người tài năng và có nhiều cống hiến trong nghệ thuật mà đến nay vẫn chưa có danh hiệu NSND, NSUT quả là một điều phi lý. Đừng để nghệ sĩ Văn Tân giống nghệ sĩ Văn Hiệp, khi “khuất núi” mới được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phong danh hiệu NSUT. Đó là sự thiệt thòi lớn cho các nghệ sĩ chân chính, cả đời cống hiến cho nghệ thuật”. 

Tin cùng chuyên mục

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.