Ngao ngán chịu cảnh 'chặt chém' ở miếu Bà Chúa Xứ

Khu vực từ Chùa Tây An đến miếu bà Chúa Xứ là địa bàn hoạt động “lý tưởng” của bọn lừa gạt, “chặt chém” du khách
Khu vực từ Chùa Tây An đến miếu bà Chúa Xứ là địa bàn hoạt động “lý tưởng” của bọn lừa gạt, “chặt chém” du khách
(PLO) -Số lượng du khách đến thăm viếng, thỉnh lộc tại miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ngày càng đông đúc, đặc biệt là vào những tháng cuối năm. Từ đó phát sinh vấn đề chèo kéo, “chặt chém” với nhiều thủ đoạn vô cùng tinh vi, làm mất hình ảnh của vùng đất tâm linh danh tiếng. 

Nhiều thủ đoạn tinh vi “chực chờ” để “chặt chém” du khách

Nhiều chiêu trò tinh vi đã được nghĩ ra và “con mồi” của các đối tượng "chặt chém" chính là những du khách nhẹ dạ, thương người, dễ bị xiêu lòng với vài lời năn nỉ ỉ oi. Những du khách đi viếng bà về đều lắc đầu than thở: “Tại sao chốn linh thiêng, tôn nghiêm mà lại hỗn tạp như thế”, tự an ủi mình rằng “của đi thay người” rồi lặng lẽ bỏ qua.

Những người dân địa phương và những người chạy xe ôm ở đây “rành 6 câu” đối với những chiêu trò của bọn bất lương này. Ông Nguyễn Văn Nam (chạy xe ôm) cho biết, nhiều du khách hành hương bị nhóm người bán nhang, đèn, muối, gạo quây quanh “chặt chém” để lừa gạt, mất cả triệu bạc.

Một thẻ nhang bình thường chỉ 10.000 – 20.000 đồng/cây nhưng họ lại bán 100.000 – 200.000 đồng/cây. Đồng thời, ông Nam cảnh báo “một lát có ai giật đồ nói để ghi cúng cầu an thì đừng đưa. Tụi nó ghi giấy cúng rồi vẽ này vẽ kia có khi mất cả triệu. Có trường hợp, chúng tự xé bao thẻ nhang rồi buộc khách phải bồi thường vì đã lỡ xem hàng”.

Nhóm PV đóng vai là những du khách để ghi nhận thực tế. Khi thấy chiếc xe máy của chúng tôi chạy vào bãi xe của một nhà trọ thì một người phụ nữ chạc 40 tuổi, tay xách nách mang đủ thứ giấy tiền vàng bạc, bộ áo cúng bà... lại gần mời gọi với giọng điệu rất nhẹ nhàng, từ tốn “Mua bộ đồ cúng bà đi em, chỉ có 30.000 đồng thôi. Mua giúp chị đi em. Ở đây chị bán đúng giá lắm”. Chúng tôi biết với bộ đồ cúng đó ở ngoài thị trường chỉ khoảng 5.000 – 10.000 đồng nhưng vẫn quyết định mua.

Một “bà chị tốt bụng” khác liền tiến đến gần nói: “Để chị ghi tên cầu an cho tụi em nhe. Cái này chị ghi làm phước chứ không có lấy tiền”. Chị ta ghi “tất tần tật” mọi thứ cho chúng tôi. Xong xuôi mọi việc, chị ta mời gọi mua gạo, muối để cúng bà tiêu tai giải nạn. Trong lúc “dụ dỗ”, chị ta không quên chêm thêm một câu “Chị mới làm phước cho tụi em đó, tụi em mua giúp chị đi”. Khi hỏi cách thức cúng và cúng với số lượng như thế nào thì chị ta hăng hở hướng dẫn “Nếu cúng nửa năm thì 3 ký gạo, còn nguyên năm thì 6 ký”.

Túi đồ cúng bà gần 700.000 đồng mà các đối tượng bán cho du khách
Túi đồ cúng bà gần 700.000 đồng mà các đối tượng bán cho du khách

Nghe khách nói cúng nguyên năm, “nhanh như chớp” chị ta dúi vào tay tôi một bọc gạo muối nhưng chắc chắn không tới 6 kg. Khách hỏi giá, “bà chị tốt bụng” ngang nhiên "hét" “390 ngàn”. Khi khách thắc mắc giá cao, chị này giải thích: “Tại chị để thêm đèn cầy, dầu ăn, giấy tiền vàng bạc cho đủ lễ để cúng bà”.

Bất thình lình 2 thanh, thiếu niên (khoảng 25 – 27 tuổi, 15 – 16 tuổi) tiến lại xé bọc nhang 3 cây nhét vào bọc gạo của khách rồi nói giá 90 ngàn đồng. Chúng tôi không lấy, bỏ ra thì có một người nhét lại rồi nói: “Thôi thì coi như tôi cho anh vậy”. Chúng tôi kiên quyết không lấy nhưng bọn chúng vẫn cố nhét vào. Khách đi được chừng 50m, 2 tên này đuổi theo để ỉ eo... xin tiền nhang. "Cực chẳng đã" khách đành trả cho chúng 100.000 đồng.

Chúng nhanh tay cầm lấy tờ tiền rồi lại bảo chưa đủ, “Ba cây nhang mỗi cây 90.000 đồng, tổng cộng là 270.000 đồng”. Thấy khách cương quyết không trả thêm, chúng hăm doạ “Cứ để tụi nó đi cúng, chút xíu tụi nó xuống đòi tiền, để coi tụi nó có dám không trả không!”. Ngay sau đó, chúng tôi báo vụ việc với công an phường Núi Sam và nhờ can thiệp.

Chúng tôi chỉ là một trong rất nhiều du lịch bị chặt chém ở đây. Khi rơi vào hoàn cảnh này, phần lớn khách hành hương đều phải trả tiền vì không muốn chuốc thêm phiền phức, bực mình. Nhiều người cự lại liền bị những người bán hàng rong xúm vào chửi mắng, đòi đánh và cuối cùng cũng phải trả tiền. Bọn chúng như một đường dây liên kết chặt chẽ với nhau, “bủa” khắp các ngõ ngách. Khi phát hiện “con mồi”, một người tiếp cận thì những người kia chầu chực chờ “tấn công”.

Hệ thống phòng máy theo dõi các camera tại các điểm nóng để kịp thời phát loa nhắc nhở từng trường hợp cụ thể
Hệ thống phòng máy theo dõi các camera tại các điểm nóng để kịp thời phát loa nhắc nhở từng trường hợp cụ thể

Tăng cường hệ thống camera, đảm bảo an ninh trật tự và ước mong có được khối Cảnh sát du lịch

Đây là vấn đề được lãnh đạo địa phương, lực lượng công an TP Châu Đốc và Công an Phường Núi Sam quan tâm, triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn phòng ngừa. Theo quan sát của PV, khi vừa đến khu vực Miếu Bà Chúa Xứ, chúng ta dễ dàng nhìn thấy hàng loạt băng rôn cảnh báo về tình trạng lừa gạt bán nhang đèn, muối gạo. Nhiều biển báo, đường dây nóng, số điện thoại của Trưởng, Phó Công an TP Châu Đốc và CA phường Núi Sam để bà con gọi khi cần thiết. Bên cạnh đó, các loa phát thanh cũng hoạt động liên tục để cảnh báo du khách tránh những đối tượng bất lương.

Nói về vấn đề chèo kéo, “chặt chém” khách du lịch, ông Dương Văn Sơn, Trưởng Công an phường Núi Sam (TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) cho biết, chiêu trò của bọn chúng rất tinh vi. Nếu khách đồng ý mua thì chúng để thêm những thứ khác rồi nhanh chóng để du khách đem đi cúng. Đợi khách cúng xong chúng đòi tiền rất cao những thứ đã đưa thêm vào. Hoặc khách hỏi giá thì chúng cố tình nói không rõ, cúng xong khách trả tiền thì chúng nói giá rất cao và cho rằng khách nghe không rõ.

Khách có cự cãi không chịu trả thì bọn chúng tập hợp số đông gây áp lực, lấy dao trong người giả vờ gọt trái cây hoặc làm những việc khác tạo cho du khách cảm giác sợ hãi mà đưa tiền. Với những hành vi đó, lực lượng công an phường cũng đã xử lý hành chính, giáo dục, nhắc nhở và bắt làm cam kết không tái phạm đối với những đối tượng lừa gạt “nhang đèn, muối gạo, chèo kéo du khách”.

Đồng thời, ông Sơn cho biết, CA phường Núi Sam đã tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền, treo băng rôn, biển báo đường dây nóng, phát thanh hằng ngày để du khách biết và cảnh giác với các đối tượng lừa gạt. Phường đã mời 30 đối tượng mua bán nhang, đèn, muối, gạo đến lập hồ sơ răn đe giáo dục và cho làm cam kết không tái phạm. Bên cạnh đó, cũng phân công lực lượng duy trì trực ở hai tuyến đường phức tạp về chèo kéo du khách trên và dưới cổng Miếu Bà. 

Đặc biệt, khu vực này hiện tại đã lắp đặt 13 camera quan sát và có người quan sát xuyên suốt tại các điểm nóng xung quanh miếu đồng thời kết hợp với hệ thống loa phát thanh để quan sát và nhắc nhở các đối tượng khả nghi, tránh những phần tử xấu lừa gạt du khách. Đến nay tình hình chèo kéo, lừa gạt du khách đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn tình trạng đeo bám, chèo kéo du khách chủ yếu vào những nơi không có bố trí lực lượng trực, vào đêm khuya, giờ nghỉ.

Để tăng cường công tác kiểm soát vấn nạn trên, trong thời gian tới, sẽ lắp đặt thêm 16 camera quan sát ở những điểm nóng để tiện quan sát, nhắc nhở và cử lực lượng ứng phó kịp thời khi phát hiện đối tượng khả nghi”, ông Sơn nói. Đồng thời, ông Sơn cũng đề nghị tiếp tục tuyên truyền cho các đối tượng vi phạm hiểu quy định pháp luật về hành vi phạm tội để không vi phạm.

Hai đối tượng (áo trắng - xanh) quây quanh “ép” du khách mua 3 cây nhang với giá 270.000 đồng (ảnh trích từ camera quan sát của lực lượng công an)
Hai đối tượng (áo trắng - xanh) quây quanh “ép” du khách mua 3 cây nhang với giá 270.000 đồng (ảnh trích từ camera quan sát của lực lượng công an)

Mặt khác, để nhân dân cảnh giác không tạo sơ hở cho các đối tượng xấu hành động và mạnh dạn tố giác hành vi vi phạm thông qua đường dây nóng 02963.862.042 chưa đầy 05 phút lực lượng phường sẽ có mặt. Theo đó, kiến nghị CA TP Châu Đốc xác lập chuyên án để đấu tranh với các đối tượng trên. Bên cạnh đó, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở bán vật phẩm cúng bà ở nơi có quy hoạch đàng hoàng, giá cả niêm yết đảm bảo an toàn cho du khách.

Tin rằng, khi những định hướng, giải pháp đảm bảo an ninh trật tự tại khu  vực Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam được thực hiện và “khai trừ” được các vấn nạn chèo kéo, “chặt chém” du khách thì lượng khách du lịch, khách hành hương đến với Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam sẽ đông đúc, tấp nập hơn và nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng đúng nghĩa của du khách gần xa, trong và ngoài nước.

Ông Phạm Thành Mỹ, Trưởng CA TP Châu Đốc cho biết, khi du khách bị các đối tượng xấu chèo kéo gọi điện thoại đường dây nóng sẽ có lực lượng đến hỗ trợ. Tuy nhiên để tránh những tình trạng trên, du khách nên cảnh giác và chọn mua các vật cúng đúng chỗ.
“ Trong thời gian tới, CA thành phố Châu Đốc sẽ huy động lực lượng các đội nghiệp vụ tập trung xử lý mạnh hơn. Theo kế hoạch sẽ huy động 19 đồng chí ở các đội có liên quan trong đó cử một đồng chí Phó trưởng CA thành phố làm đội trưởng. Đồng thời tiến hành công tác nghiệp vụ, khảo sát những nơi mua bán xung quanh khu vực miếu Bà”.
Bên cạnh đó, ông Mỹ đề nghị cần tăng cường lực lượng để đảm bảo an ninh trật tự, nên có chuyên trách riêng về cảnh sát du lịch ở các điểm du lịch để hoạt động hiệu quả hơn. Vị trưởng công an thành phố Châu Đốc còn chia sẽ thêm:
“Vừa qua, tôi có đề xuất thành lập đội công tác trợ giúp khách du lịch. Đây là ước muốn không chỉ riêng ở Châu Đốc mà hầu như điểm du lịch nào trong cả nước đều mong mỏi có một bộ phận chuyên trách hỗ trợ du khách từ xa đến. Ngoài ra, cần đầu tư quy hoạch thêm chỗ mua bán các vật phẩm cúng bà để tránh trường hợp buôn bán tràn lan làm mất lòng tin du khách”.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.