Mẹ nằm mơ con hiện hồn báo án

Bà Cúc cho rằng con mình đã bị giết trước khi bị mang xác đặt lên đường ray
Bà Cúc cho rằng con mình đã bị giết trước khi bị mang xác đặt lên đường ray
(PLO) -Trong cơn mơ bà mẹ thấy con quay về nói: “Con chết oan mẹ ơi. Mấy người đem con vô gò mả, rồi ép con vô đường cùng. Chỗ nớ có cái hai cây, bên cạnh có đường mương. Họ đánh con chết ở đó, rồi đem xác con ra đường ray cho tàu cán nát”.
Buổi tối phức tạp 
Chiều ngày 2/11, Thức xin gia đình cho xuống Tam Kỳ (Quảng Nam) thăm người ốm. Vì thời gian còn sớm, Thức cùng nhóm bạn cũ gồm Trọng, Trường Hận, Nguyễn Văn Trung và 2 người bạn gái của những người trong nhóm (đều 17 tuổi, quê Quảng Nam) đi chơi, đến tối mới cùng nhau vào Bệnh viện Nhi. 
Tại đây, Trọng và bạn gái cãi vã qua lại, trong lúc tức giận, Trọng ném mạnh mũ bảo hiểm xuống ghế gây ồn ào nên bảo vệ bệnh viện đến nhắc nhở. Không nghe, Trọng tiếp tục đôi co lại với cả bảo vệ và bị gậy cao su đánh vào người. 
Nhóm bạn (không có Thức) đi cùng thấy vậy mới tiến đến gây áp lực, đòi đánh lại. Phía bảo vệ cũng gọi người nhà đến chống trả. Vụ việc gây náo loạn bệnh viện buộc Cảnh sát 113, cảnh sát khu vực đến mời các đối tượng về trụ sở làm việc. 
Vì Thức không tham gia nên đến khoảng 22h30, công an lập biên bản xong cho về, Thức mới cùng nhóm bạn đi đến phòng trọ của Hận tại KCN Trường Xuân (khối phố 2, phường Trường Xuân, TP. Tam Kỳ).
Trên đường đi có 2 thanh niên đi xe máy theo sau buông lời chọc ghẹo 2 cô gái. Mới đi được một đoạn, Trọng và Thức dặn những người còn lại cứ về ngủ trước, lát nữa hai người về sau. Cả hai đi ngược lại theo đường ray xe lửa hướng về hướng phường Hòa Thuận. 
Nghĩ hai người bạn “có chuyện riêng” nên không ai có ý kiến. Bất ngờ đến nửa đêm, mọi người nhận được thông tin hai người bị tàu lửa tông chết.
Khoảng gần 1h sáng ngày 3/11, gia đình nạn nhân có mặt tại hiện trường. Lúc này thi thể hai người bị tàu cán đã được đưa về Nhà xác Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam để làm các thủ tục, bàn giao cho gia đình. Khi lo hậu sự, gia đình phát hiện có nhiều nghi vấn. 
Theo lời bà Nguyễn Thị Cúc, mẹ nạn nhân Thức, gia đình phát hiện nạn nhân có một vết cắt lạ sau gáy và một vết cắt trước cổ hoàn toàn không liên quan đến tai nạn đường tàu; còn Trọng bị một vết cắt trước ngực, đâm ở hai bên đầu. Lúc đó vì quá đau xót, hai nhà đều tổ chức tang lễ cho con mà không yêu cầu cơ quan chức năng giám định pháp y. 
Bình tâm trở lại, gia đình mới mang những nghi vấn đi hỏi những người bạn chơi chung đêm đó, được biết trước khi xảy ra tai nạn cả nhóm có xô xát và gặp người lạ trong đêm như đã nêu trên. Hai gia đình lần tìm xuống Tam Kỳ để hỏi rõ về cái chết của các con. 
Trong biên bản vụ tai nạn thể hiện, tàu SE7 xuất phát từ ga Hà Nội lúc 6h15’ ngày 2/11. Khi tàu đến địa điểm Km863+400 lúc 0h18, lái tàu phát hiện có hai người ngồi trên đường sắt. Tài xế kéo còi cảnh báo liên tục nhưng nạn nhân vẫn cố tình ngồi trên đường sắt. 
Tài xế hãm phanh, nhưng do cự ly quá gần nên đầu máy va phải nạn nhân. Lái tàu dừng tàu, kéo còi báo trưởng tàu và bảo vệ xuống giải quyết. Tại hiện trường, tổ tàu phát hiện hai nạn nhân thanh niên, một nạn nhân đứt lìa thành hai phần, sau đó xác định là Thức, bị kéo lê 50m. Nạn nhân Trọng bị hất văng về bên phải theo hướng tàu chạy, bị thương nặng và tử vong trên đường đến bệnh viện. 
Người chết quay về báo oán?
Bà Cúc kể lại dù đặt ra nhiều nghi vấn nhưng vẫn chưa biết phải làm thế nào, đúng 10 ngày sau, vào một buổi trưa, bà đang ngồi bên bàn thờ của con thì bỗng thiếp đi. Rồi trong cơn mơ bà thấy con quay về nói: “Con chết oan mẹ ơi. Mấy người đem con vô gò mả, rồi ép con vô đường cùng. Chỗ nớ có cái hai cây, bên cạnh có đường mương. Họ đánh con chết ở đó, rồi đem xác con ra đường ray cho tàu cán nát”. 
Di ảnh nạn nhân Thức
 Di ảnh nạn nhân Thức
Giật mình tỉnh dậy, bà Cúc kể lại với mọi người về giấc mơ rồi cùng gia đình đưa đi xuống hiện trường vụ tai nạn.
Dựa vào giấc mơ, bà Cúc đi thẳng về phía cách nơi xảy ra tại nạn khoảng 200m thì phát hiện có một nghĩa địa. Men theo nghĩa địa một đoạn, đến bên đường mương nước, bên cạnh có hai cây thông. Bà Cúc khẳng định: 
“Tôi ở tận Tiên Phước, từ trước tời chừ, tôi chưa hề một lần đặt chân đến chỗ ni. Nhưng theo chỉ dẫn trong giấc mơ, tôi tìm đến, phát hiện rất trùng khớp. Thiệt tình lúc chúng tôi phát hiện ra những điều lạ trên thi thể con, có nghi ngờ đó nhưng vốn là nông dân ít hiểu biết, thành thử cũng bỏ qua. 
Thế nhưng khi nghe đám bạn của con nói về việc đánh nhau với nhân viên bảo vệ bệnh viện, cháu lại chỉ qua “giấc mơ” như vậy nữa, gia đình chúng tôi mới dám cho rằng nghi ngờ của mình có cơ sở”.
Cũng theo bà Cúc, khi khâm liệm cho nạn nhân Trọng, gia đình phát hiện mu bàn chân phải của nạn nhân bị trầy xước sâu giống như bị lôi kéo trên đường. 
Bà Cúc kể, ở địa phương ai cũng biết con bà vốn hiền lành. Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, có tới anh 7 chị em, nên cách đây vài tháng, Thức xin thôi học khi đang dỡ lớp 11 để nhường tiền cho anh trai đang học Cao đẳng ở Tam Kỳ. 
Từ khi nghỉ học, Thức vào trong núi cùng ba, phụ giúp làm rẫy kiếm tiềm. Mãi đến khi con của một người bạn ốm nặng, khả năng không qua khỏi, Thức mới xin đi thăm, nhìn mặt lần cuối, đồng thời ở lại chơi với bạn bè 1 hôm. Nhưng không ngờ đó lại là lần đi cuối cùng của Thức. 
Quá xót con, những ngày qua, bà mẹ liên tục làm đơn gửi xin cứu xét khắp nơi. Ngoài ra, cũng tự bà về lại nơi hiện trường tai nạn để “thực nghiệm” để tìm ra những nghi vấn. 
Theo người mẹ này, thông tin về cái chết của con trước đó được biết “lái tàu nhìn thấy 2 người đang nằm”. Nhưng thực tế theo quan sát của rất nhiều người, ở điểm xảy ra tai nạn, chẳng có bất cứ ai lại chọn vị trí đó mà nằm bởi đá lô nhô, đường ray tàu nhô cao những hơn 30cm. 
Còn nếu như 2 thanh niên ngồi đúng như quan sát của lái tàu ghi trong biên bản, vậy tại sao tàu kéo còi inh ỏi mà cả 2 lại không nghe. Cần nhấn mạnh, có đến 2 người chứ không phải 1 người; hơn nữa cả hai đều không nằm trong tình trạng say xỉn.
Điểm lạ nữa, trong hồ sơ vụ tai nạn, Thức ngồi cách Trọng 3m. Điều này khiến nghi vấn càng tăng thêm đối với gia đình các nạn nhân, bởi 2 người bạn đang đi với nhau, tự nhiên đến đó ngồi một khoảng cách xa chỉ để “tự tử” . Vì vậy, mọi người cho rằng, chỉ có thể Thức và Trọng bị đánh bất tỉnh, hoặc đánh chết rồi cho mang đến dựng tựa vào đường ray để tạo ra vụ tai nạn tàu lửa kinh hoàng. 
Được biết, PC45 Công an tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận đơn. Đại diện cơ quan này cho hay nếu gia đình nạn nhân đồng ý cho khai quật tử thi, cơ quan chức năng sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết tiếp theo.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.