Mang hơi thở văn hóa dân tộc vào xiếc Việt

Nằm trong khuôn khổ các chương trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, “Liên hoan xiếc quốc tế lần thứ III” sẽ diễn ra từ 6 đến 11-8 tại Rạp xiếc Trung ương số 67- 69 Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội).


Nằm trong khuôn khổ các chương trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, “Liên hoan xiếc quốc tế lần thứ III” sẽ diễn ra từ 6 đến 11-8 tại Rạp xiếc Trung ương số 67- 69 Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội). BTC đang đẩy nhanh chuẩn bị các khâu cuối cùng cho liên hoan và đón tiếp các đoàn quốc tế về tham dự. PLVN Online có cuộc phỏng vấn với NSƯT Vũ Ngoạn Hợp – Giám đốc Liên đoàn xiếc Việt Nam.
NSƯT Vũ Ngoạn Hợp – Giám đốc Liên đoàn xiếc Việt Nam.
NSƯT Vũ Ngoạn Hợp – Giám đốc Liên đoàn xiếc Việt Nam.

Ông có thể cho biết sơ qua về quy mô chương trình, các đoàn tham dự, cơ chế giải thưởng cũng như ban giám khảo của Liên hoan lần này?

    Liên hoan xiếc quốc tế lần thứ III có tất cả  8 đoàn  quốc tế: CHLB Đức, Nga, Ukraina, Mông Cổ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba  và 6 đoàn Việt Nam: Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Đoàn xiếc thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn nghệ thuật xiếc ảo thuật Vũng Tàu, Đoàn nghệ thuật tổng hợp Quảng Trị, Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Việt Nam, Đoàn xiếc Hà Nội. Đặc biệt, Ukraina, CuBa, Campuchia là những  gương mặt mới lần đầu tiên tham dự liên hoan. Với tổng số 23 tiết mục hấp dẫn, được dàn dựng mới hoàn toàn.

    Vấn đề giải thưởng dành cho các đội tham gia liên hoan lần này chỉ có Cúp lưu niệm và Bằng khen, không có tiền kèm theo. Riêng đoàn Việt Nam, mỗi đoàn tham gia được hỗ trợ 10 triệu đồng cho việc dàn dựng tiết mục.

    Do xiếc hội nhập sớm, mặt khác Liên đoàn xiếc Việt Nam cũng đã tham gia rất nhiều liên hoan quốc tế, nên chăng có khác là cách thức tổ chức mang bản sắc Việt, còn khâu chấm điểm  ban giám khảo vẫn là những nghệ sĩ kỳ cựu có kinh nghiệm chấm thi đến từ Tây Ban Nha, Mỹ và Trung Quốc. Trong lần liên hoan này Việt Nam cũng tham gia vào ban giám khảo.

Tiêu chí chọn lựa tiết mục tham gia liên hoan là như thế nào, ông có thể nói cụ thể hơn được không?

    Chúng tôi yêu cầu các nước có ý định tham gia Liên hoan xiếc lần này gửi băng hình trước cho mình. Căn cứ trên băng hình, tiết mục nào đảm bảo về chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật, phù hợp về tài chính mới gửi giấy mời, lên chi phí, kế hoạch đón tiếp. Vì năm nay là năm đầu tiên mình bỏ tài chính, lo kinh phí hoàn toàn ăn ở, đi lại cho các đoàn quốc tế. Tuy nhiên, nguồn kinh phí, tài chính của mình cũng còn rất hạn hẹp nên phải chọn lựa kỹ lưỡng những tiết mục xuất sắc và có số người tham dự không đông.

    Phía Việt Nam thì đoàn thẩm định đã tìm hiểu và chọn được 6 đoàn xiếc: Trường xiếc 2, Vũng Tàu 1, Quảng Trị 1, TP HCM 2.

Trong quá trình tổ chức liên hoan, BTC có gặp khó khăn gì không thưa ông?

Do kế hoạch gấp, chi phí ít nên BTC Liên hoan lần thứ III cũng gặp phải một số khó khăn, nhất là khó khăn với việc mời các đoàn khách quốc tế tham gia, bởi họ thường lên kế hoạch biểu diễn trước cho cả một năm. Về vấn đề này, trong tương lai chúng tôi sẽ khắc phục tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhiều đoàn quốc tế tham gia.

Liên hoan xiếc lần này là một trong những hoạt động chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông có thể nói rõ hơn việc thể bản sắc dân tộc trong các tiết mục của Việt Nam?

    Xiếc là loại hình nghệ thuật mang tính đại chúng, và tính  quốc tế cao. Việc đưa bản sắc văn hóa vào xiếc là rất khó. Xiếc Việt Nam bây giờ đã dần dần đưa bản sắc văn hóa của dân tộc mình  vào bằng cách sử dụng  âm nhạc, trang phục truyền thống đến phong cách biểu diễn nghệ thuật. Đây là sự cố gắng của tất cả tập thể làm xiếc Việt Nam nhưng được đến mức nào thì còn do sự đánh giá, cảm nhận của khán giả. Mọi người đến xem sẽ nhận ra rằng hầu hết trong các tiết mục của liên đoàn xiếc (3/4 tiết mục có sử dụng âm nhạc, trang phục dân tộc, hoặc có nội dung mang phong cách việt. Như tiết mục “Đu siêu nhân” nghe có vẻ của quốc tế, nhưng mọi người đều hiểu đây là siêu nhân việt chứ không nhất thiết phải quần nâu áo xồng hay nhạc “inh lả ơi” mới là Việt. Khán giả xem sẽ cảm nhận thấy hồn dân tộc, nét đẹp văn hóa đang tồn tại trong đó.

Với chương trình “Làng tôi” thường đi biểu diễn nước ngoài liên đoàn cũng cố gắng làm sao cho bản sắc dân tộc được bộc lộ mạnh nhất bởi khán giả thế giới rất ưu chuộng và thích khám phá văn hóa Việt tội gì  mình lại không đáp ứng. Chính vì thế Liên đoàn xiếc nói riêng và xiếc Việt Nam ngày càng nhận được càng nhiều các lời mời từ quốc tế.


Dự định tương lai của Liên đoàn xiếc Việt sau “Liên hoan xiếc quốc tế làn thứ III” là gì, có định mời các đoàn quốc tế thường xuyên sang biểu diễn không thưa ông?
Uốn dẻo của Trung Quốc
Uốn dẻo của Trung Quốc

    Sau Liên hoan thì Liên đoàn xiếc Việt Nam cũng rất mong muốn mời các đoàn xiếc quốc tế thường xuyên sang biểu diễn cho khán giả Việt Nam. Nhưng hiện tại việc đó còn rất khó khăn, do kinh phí của nhà nước và liên đoàn không nhiều. Chúng tôi đang cân đối lại thu chi và chắc chắn sau này sẽ tổ chức mời các đoàn xiếc quốc tế sang giao lưu, biểu diễn.

    Bên cạnh đó giá vé của mình quá rẻ so với quốc tế để có khoản chi cho việc mời các đoàn quốc tế biểu diễn, mặt khác người dân mình chưa thật sự quan tâm đến đời sống tinh thần như các quốc gia khác trên thế giới. Ví dụ như các chương trình ca nhạc, bán vé rất cao, quảng cáo rầm rộ và chỉ diễn một buổi là đủ chi phí. Còn đối với xiếc không thể thu hồi lại kinh phí trong có một buổi diễn.

    Hiện nay, chúng tôi đang dồn sức cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Sau tháng 10, Liên đoàn xiếc Việt Nam có 2 chương trình đi sang nước ngoài, bởi hàng năm số buổi biểu diễn ở nước ngoài nhiều hơn gấp 3 lần trong nước.  Tuy nhiên, không phải vì thế mà các hoạt động trong nước lại bị ngừng trệ. Liên đoàn vẫn duy trì một đoàn xiếc thường xuyên biểu diễn tại rạp Trung ương và một đoàn rạp bạt lưu động lưu diễn cả nước. Mục tiêu của chúng tôi là luôn luôn phải phục người Việt.

Xin cảm ơn ông đã chia
sẻ với chúng tôi!

Hà Thu  (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.