Linh ứng bí ẩn trong ngôi miếu Hai Cô

Miếu Hai Cô.
Miếu Hai Cô.
(PLO) - Nằm giữa trung tâm làng Thượng Yên, Phú Yên, Phú Xuyên, Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội, miếu Hai Cô được coi là ngôi miếu linh thiêng nhất trong vùng. Không những thế, xoay quanh ngôi miếu cổ còn chứa đựng nhiều câu chuyện ly kỳ nhuốm đậm màu sắc tâm linh khó hiểu.

Đằng sau tên gọi miếu Hai Cô

Các cụ cao niên trong làng kể lại ngôi miếu không biết thờ phụng ai, chỉ biết miếu được lập lên từ thời nhà Trần. Ban đầu chỉ là một cái miếu nhỏ nằm giữa làng, bao quanh là đầm nước mênh mông và hoang vu.

Mãi về sau ngôi miếu liên tục xảy ra những linh ứng bí ẩn liên quan đến tâm linh, người dân trong làng mới để ý tới ngôi miếu hoang này.

Bà Nguyễn Thị Do, người quản lý ngôi miếu kể lại: “Tôi cũng chỉ được nghe các cụ mình kể lại là ngôi miếu này thờ Nhị Vị Vương Cô nhà Trần. Đó là hai cô con gái của Trần Hưng Đạo. Khi mà Trần Hưng Đạo đánh thắng trận trở về, hai cô đã cùng các quan đi đón cha mình, trên đường về hai cô cùng cha mình có ghé qua đây để đóng trại nghỉ chân. Về sau dân làng đã lập miếu thờ tại chính gò đất mà hai Cô cùng cha mình đóng trại trước kia”.

Cũng như lời bà Do, trước kia bao quanh ngôi miếu là đầm nước mênh mông. Nhiều lần đê bị vỡ nhưng nước không hề dâng ngập đến ngôi miếu. Mọi người cho rằng ngôi miếu ngự trên gò Tiên, về sau người làng mới đắp đất và mở rộng diện tích ngôi miếu.

Nhân dân trong làng nhà nào hễ có việc từ cấy cày, sinh con đẻ cái cho đến đi xa làm ăn hay xây dựng nhà cửa… cũng đều ra miếu thắp hương, cầu khấn xin Cô. Ai xin việc gì cũng thành và cho rằng ngôi miếu cực kỳ linh thiêng. Thời gian đầu ngôi miếu chưa có tên gọi chỉ biết là miếu làng.

Bà Do giải thích, tên gọi miếu Hai cô mới có gần đây, khi mà người ta liên tục chứng kiến hiện tượng hiển linh của hai cô con gái “du hành” về miếu làng.

“Cách đây cũng khá lâu, nhiều người chứng kiến sự việc kỳ lạ ở ngôi miếu này.  Đầu tiên, anh chạy xe tải, một hôm chạy xe đến giữa đường thì thấy hai cô con gái vẫy đi nhờ. Anh cũng dừng xe lại cho hai cô này đi. Đến đầu làng Thượng Yên thì hai cô xin xuống và cũng đưa tiền trả cho anh lái xe.

Anh để ý thấy hai người đi vào miếu tự nhiên không thấy người đâu nữa. Sau anh đi ăn, lấy tiền ra trả thì thấy đồng tiền hai cô vừa đưa cho mình là tờ giấy trắng. Anh này mới tìm đến làng mà hai cô con gái vừa xuống để tìm hiểu và đã kể lại cho người làng sự việc kỳ lạ này. Người làng mới linh tính đó là hai cô hiển linh, hóa thành người trần để về miếu và từ đó miếu mới có tên gọi là miếu Hai Cô”, bà Do nói.

Bà khẳng định, đây hoàn toàn là sự thật, không hề bịa đặt. Nhiều trường hợp đã chứng kiến sự việc kỳ lạ như vậy, họ đã tìm đến miếu để lễ và kể lại sự việc.

“Cô hành”

Để chứng minh sự linh thiêng của ngôi miếu, bà Do kể về trường hợp mà bà đã chứng kiến, người làng ai cũng biết. Bà nhớ lại: “Lần sửa miếu thứ hai, có một bà ở trong làng nguyện công đức một bát hương để thay bát hương cũ trong miếu vì quá nhỏ. Bà này đã lên tận Hà Nội để tìm mua bát hương. Sau khi mua xong vì bận công việc chưa mang được bát hương về miếu, bà đã gửi lại một nhà người quen ở bến xe Guột gần làng mình, nhà này vô tình để bát hương dưới gầm giường. Gửi đó một hôm, hôm sau bà về lấy bát hương và bọc vào một cái địu mang về.

Về đến miếu, ông chồng dừng xe lại để bà đưa bát hương vào miếu nhưng vừa bước xuống xe bà ngã quật xuống, bát hương vỡ ra một mảnh đâm vào cổ. Sau khi xảy ra vụ việc người làng không biết tại sao, mãi về sau họ mới biết là bát hương đó đã bị ô uế vì để dưới gầm giường và bà đã bị Cô giáng tội”.

Nhiều trường hợp người làng đụng chạm đến ngôi miếu và đã bị “cô hành”. Gần đây nhất là trường hợp của gia đình nhà bà Đào Thị Cúc. Sự việc xảy ra vào năm 2002, khi mà cậu con trai thứ ba của bà bắt đôi rắn lục cạnh miếu Hai Cô.

Bà Cúc nhớ như in khi kể lại câu chuyện: “Hôm đó nó đi qua miếu thì nhìn thấy đôi rắn lục nằm ngay cạnh miếu. Nó đã cùng một số thằng bạn bắt đem về nhà tôi. Cậu con trai lớn nhà tôi thấy thế bảo vất đi để bà nấu cám lợn. Mấy thằng thấy thế đem sang nhà hàng xóm băm chả rán ăn. Sau khi ăn xong mấy thằng ra đường tàu hát rong xin tiền. Vô tình xin đúng ông công an, xin đâu có 100 nghìn. Mấy hôm sau nữa thì không biết lý do tại sao công an đến nhà đọc lệnh bắt nó”.

Khi con bị bắt bà cùng chồng mình xoay xở khắp nơi chạy vạy cho cậu con trai.

“Mấy gia đình có con bị bắt đi xem bói, đi xem người ta mới gọi ra là mấy thằng đã bắt đôi rắn lục của Cô . Lúc đó mới té ngửa ra, ai cũng sợ hãi vì đã đụng chạm đến miếu Cô. Mấy gia đình lại tập chung đi mua lễ về trả miếu Cô, thờ tại miếu một đôi hoàng xà một năm sau mới xin Cô để hóa”, bà Cúc cho biết thêm.

Bà cho biết thêm từ ngày cậu con trai bắt đôi rắn lục ở miếu, cậu tự nhiên người bị đờ đẫn, không còn nhanh nhẹn như trước đây. Gia đình cũng nghĩ là do cậu gây tội với Cô bị Cô hành.

Linh ứng đầy huyền bí

Liên quan đến việc linh ứng hai Cô về miếu, Bà nói trong ánh mắt đầy sợ hãi: “Hôm đó hai thanh niên làng khác đi chơi cùng nhau, họ vô tình đi ngang qua làng này. Hai người đi hai xe máy, một anh đi trước, một anh đi sau. Đi đến giữa làng thì anh đi sau nhìn thấy một cô con gái tự nhiên nhảy lên xe anh đi trước.

Cậu này cố đuổi theo cậu đi trước nhưng không tài nào đuổi được, tự nhiên đi đến gần ngôi miếu thì không thấy cô con gái ngồi trên xe cậu bạn đâu nữa. Lúc này anh này mới vượt lên được cậu bạn mình và nói : “Hôm nay sướng nhá vớ được cô con gái đẹp im thin thít, chở đi không nói gì”.

Cậu bạn đi trước không biết người bạn mình nói gì, tưởng bạn mình nói đùa. Hôm sau cậu bạn đi sau về tự nhiên người ốm sốt. Gia đình bảo đưa anh đi viện, nhưng cậu bảo bố mẹ không phải đi viện mà chỉ cần ra ngôi đền ở làng bán gà, bán vịt trả lễ. Nghe theo con bà mẹ cậu đã tìm đến miếu hai Cô để lễ, về thì cậu con trai tự nhiên khỏi”. 

Bà Do khẳng định câu chuyện này có thật, chính người mẹ của cậu con trai nhìn thấy Cô về miếu kể lại. 

Một hiện tượng kỳ lạ nữa cho đến nay không lý giải được liên quan đến giếng nước cạnh ngôi miếu. “Mỗi một lần thay thủ nhang mới lại xuất hiện một đôi rắn lục ở giếng nước. Điều lạ là một trong hai con phải có một con chết và lần nào thay thủ nhang mới lại xảy ra như vậy, đây không phải là sự trùng lặp hay ngẫu nghiên. Mọi người không ai lý giải được hiện tượng lạ này”, bà Nguyễn Thị Tỵ thủ nhang ngôi miếu cho hay.

Để thay cho lời kết cho những thắc mắc khó tin về ngôi miếu Hai Cô, chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Xuân Mỹ, Trưởng thôn làng Thượng Yên và ông đã cho biết: “Những vụ việc, những câu chuyện xoay quanh linh ứng ngôi miếu nhiều người đã chứng kiến. Tất cả vụ việc xảy ra ở miếu Hai Cô liên quan đến tâm linh, thần thánh khó giải đáp ẩn chứa nhiều bí ẩn. Những vụ việc đó hoàn toàn có thực còn lý giải vấn đề này thực sự khó”.

Khi những câu chuyện liên quan đến tâm linh và sự linh ứng của ngôi miếu Hai Cô chưa được giải mã thì người dân làng Thượng Yên vẫn luôn luôn tin vào sự linh thiêng của ngôi miếu. Không một ai trong làng dám mạo phạm vào cõi thiêng này./.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.