Lạ kỳ bản Mường thờ tổ mối cạnh di tích Mái Đá Điều

Năm 2002 Mái Đá Điều được tỉnh Thanh Hóa công nhận là Di tích lịch sử.
Năm 2002 Mái Đá Điều được tỉnh Thanh Hóa công nhận là Di tích lịch sử.
(PLO) -  Bao đời nay, người Mường ở bản Khiêng (xã Hạ Trung, Bá Thước, Thanh Hóa) tin rằng tổ mối án ngữ ở bìa rừng, cạnh di tích khảo cổ học Mái Đá Điều chính là biểu tượng tâm linh, là sức mạnh của một cộng đồng. Ngay cả các đoàn khảo cổ nước ngoài khi khai quật di tích Mái Đá Điều cũng tránh tổ mối khiến câu chuyện về tổ mối càng linh thiêng, kỳ bí và khó lý giải…

Chuyện kỳ lạ bên tổ mối thiêng
Cách di tích khảo cổ học Mái Đá Điều của xã Hạ Trung không xa là một tổ mối khổng lồ án ngữ. Từ bao đời nay người Mường thuộc bản Khiêng cho rằng tổ mối này là nơi linh thiêng, huyền bí. Trước kia khu vục này là cách đồng chiêm trũng, đặc biệt có rất nhiều thú dữ, cây cối rậm rạp, hoang vu, không ai dám đi qua. Anh Trương Văn Chủ (51 tuổi, công an xã Hạ Trung, trú tại bản Khiêng) cho biết: “Chỗ này linh thiêng lắm nhà báo ạ, xưa kia hổ còn bắt cả người, trâu, bò vào đấy để ăn thịt, xương người và xương thú chất thành đống, thậm chí còn có cả vàng, bạc nhưng cũng không ai dám tơ hào”.
Theo anh Chủ, từ khi 10 tuổi, đi vào rừng chăn trâu anh đã thấy có tổ mối này rồi. Xưa kia đường đi ngang qua Mái Đá Điều nhỏ hẹp và rậm rạp ở hai bên, chủ yếu chỉ dành cho cọp và thú dữ chứ người bình thường chẳng ai dám vào. Đã nhiều lần trâu bò của bản đi lạc vào đó nhưng lại mất hút và không rõ nguyên nhân. Có lần anh Chủ tiến sát mái đá, nhưng khi nhìn vào trong cũng chỉ thấy có một tổ mối nằm giữa các gốc cây.  
Theo các cụ cao niên, tổ mối này chính là biểu tượng tâm linh giữa con người và vạn vật. Nó là sức mạnh của một cộng đồng giữa chốn rừng sâu, bởi từ khi lập bản tổ mối đã có rồi. Vì nó là linh khí giữa đất trời và vạn vật nên không ai dám xâm phạm. Cũng theo các cụ cao niên ở trong bản, tổ mối này được hình thành từ xác một con voi khổng lồ. Chính vì tổ mối thiêng cùng khu rừng vắng nên dân bản còn cho rằng trong Mái Đá Điều có chôn cất bộ tộc người lạ. Cùng thời gian đó, ở phía Tây Thanh Hóa, người ta còn tìm thấy rất nhiều hang chứa quan tài, có cả xương người chết cách đó hàng nghìn năm. 
Bên cạnh tổ mối là miếu thờ được người dân dựng lên.
Bên cạnh tổ mối là miếu thờ được người dân dựng lên.
 
Anh Chủ kể: “Năm 1986, có một đoàn khảo cổ ở Bungari họ sang khai quật Mái Đá Điều. Lúc đó họ đào được 4 bộ hài cốt, xương cánh tay dài 45 đến 50cm. Đoàn khảo cổ học cho rằng những bộ hài cốt này cách đây 4000 năm. Đoàn không ai xác định được nguồn gốc, vì bộ tộc này có chiều cao hơn người bình thường”.
Điều kỳ lạ là Đoàn khảo cổ không đào tổ mối vì đó là biểu tượng tâm linh của bản. Ngay sau khi lập miếu thờ, bỗng nhiên lại có một đàn khỉ ở đâu kéo đến. Anh Chủ nhớ lại: “Đàn khỉ này phải đến cả trăm con, thường ngày chúng chỉ ăn hoa quả ở đồi núi chứ chẳng đến đây bao giờ. Chắc là đàn khỉ này biết về tổ tiên loài người nên mới đến đông như vậy”. Ngay trong ngày hôm đó, cả làng cấm không cho ai săn bắn vì lũ khỉ rất thân thiện. Hôm ấy rất đông người nhưng chúng vẫn ăn hoa quả và nhảy nhót. 
Không riêng gì khỉ mà ngay cả ong và mối cũng lũ lượt kéo đến. Người dân tin rằng, ong và mối là vật linh thiêng nên họ chỉ đến đây chiêm ngưỡng và cầu may. Theo niềm tin của người dân trong vùng, sự đông đúc của ong và mối sẽ đem lại bình yên, no ấm cho bà con bản Mường nên không ai sua đuổi. Biết Mái Đá Điều thiêng, lại là chốn giao hòa của đất trời và vũ trụ nên hàng năm dân bản lại ra đó để cầu khấn. Họ làm lễ cúng Mường trời, cầu cho vạn vật an lành, mùa màng tốt tươi. Và nơi này còn là chốn giao lưu văn hóa giữa cộng đồng dân tộc Mường và dân tộc Thái.   
Đặc sắc lễ hội Mái Đá Điều
Với niềm tin tâm linh ấy, người dân đã lập miếu thờ tổ mối ngay cạnh Mái Đá Điều. Cứ vào ngày 15 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, dân bản mở hội, dâng hương tế thần núi. Ngoài việc tế lễ trời đất, người dân còn mời thầy mo đến cúng mừng lúa mới. Trong ngày cúng tế, lúa non được gặt về phơi khô. Khi làm lễ, thầy cúng để cả bó hoặc đồ thành xôi, do tập quán trồng lúa đã có từ xưa nên phong tục này là một nét đẹp mang tính tâm linh. 
Miếu thờ cạnh tổ mối.
 Miếu thờ cạnh tổ mối.
Để góp phần cho lễ hội vui nhộn, người Mường trong bản còn trình diễn các trò chơi dân gian. Một trong những trò lạ là “pồn  pông” (tiếng Mường có nghĩa là chơi hoa). Đây là loại hình dân ca theo nghi lễ thần linh, nó vừa mang tính cầu phúc vừa là dịp giao duyên vui vầy giữa các đôi nam thanh nữ tú. “Pồn  pông”  là biểu tượng của vũ trụ, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban tặng cho con người từ thuở hồng hoang. Theo sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường, “pồn pông” gồm các trò diễn xướng xoay quanh cây bông, mô phỏng toàn bộ những phong tục tập quán, phương thức lao động sáng tạo, phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào Mường. “Pồn pông” gồm có 48 trò đặc sắc như chia đất, chia nước, dựng nhà, săn đuổi thú dữ, trồng tỉa lúa, chọi gà chọi trâu, làm cơm mời Mường, uống rượu cần…
Theo anh Chủ, khi nhảy múa phải có người kể lại các giai thoại từ khi mới lập đất, mục đích là báo cáo với các thần linh năm nay vụ mùa thắng lợi. Khi kể đến đâu thì các nam thanh nữ tú mô phỏng lại hoạt động đó, như cảnh dân làng đuổi hổ dữ, bắt cá, chọi gà, chọi trâu... Cây bông chỉ có các bà mế khéo tay ở trong bản mới làm được. Cây được làm bằng tre, cao chừng 3 mét, treo lên đó là những chùm hoa xanh, đỏ, tím, vàng, có cả chim, cá và các nông cụ sản xuất… Trong tiếng cồng, chiêng giục giã, các đôi nam nữ họ múa rồi lại soi gương hoặc chải đầu, thổi sáo ôi… 
Hớp một chén trà, anh Chủ tiếp: “Năm nào xã và bản Khiêng cũng làm lễ dâng hương, còn lễ hội và cắm trại thì cứ 5 năm mới tổ chức một lần. Hiện nay lễ hội diễn ra chỉ một đến hai ngày chứ trước đây kéo dài cả tháng. Trong niềm vui, cả Mường lại quây quần bên các trò chơi truyền thống như đấu vật, đánh đu, ném còn...”.
Song song với các hoạt động lễ hội, việc nghiên cứu về lịch sử loài người ở Mái Đá Điều vẫn không ngừng. Anh Chủ cho biết: “Năm ngoái có một đoàn khảo cổ bên Úc họ đến Mái Đá Điều khai quật nhưng không tìm được gì, Công an xã và lực lượng dân phòng phải làm công tác bảo vệ hơn hai ngày mới xong”. Hiện khu vực tổ mối luôn được người dân trông giữ nghiêm ngặt. Trong quy ước của bản, nếu ai mạo phạm tổ mối và miếu thờ thì sẽ bị trừng phạt. 
Trao đổi cùng Chủ tịch UBND xã Hạ Trung, ông Hoàng Văn Sứ cho biết: “Mái Đá Điều đã được Sở Văn hóa Thông tin của tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử vào năm 2002. Việc bảo vệ, đầu tư tôn tạo luôn được người dân chú trọng. Vừa rồi tôi có đề xuất lên Phòng Văn hóa huyện việc xây dựng tường rào nhưng chưa được cấp vốn. Mấy năm trước chúng tôi có trồng cây nhưng trâu, bò lại phá phách. Hiện cứ 5 năm chúng tôi lại tổ chức lễ hội một lần. Vừa rồi kỷ niệm 50 năm thành lập Đảng bộ xã, chúng tôi cũng đã có tổ chức cắm trại và ca múa dân tộc”./.
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, tại bản Khiêng (xã Hạ Trung, huyện Bá Thước), các nhà khoa học đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật đá gồm công cụ kiểu văn hoá Sơn Vi, bàn nghiền, 4 công cụ bằng xương thú và nhiều nhất là mảnh tước. Ðặc biệt, tại đây các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 10 ngôi mộ cổ, trong đó có 1 mộ song táng có 2 bộ xương chớm hóa thạch còn tương đối nguyên vẹn mà chưa nơi nào ở Việt Nam phát hiện được như thế trong Văn hóa Sơn Vi. Từ đó khẳng định thuở hồng hoang, người Việt cổ đã sinh sống ở khu vực Mái Đá Ðiều  của huyện miền núi Bá Thước và ven đôi bờ sông Mã huyền thoại.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.