Kỳ bí tập tục ngủ ngồi giữa đại ngàn Tây nguyên

Nam nữ người Cơ Tu được quyền yêu nhau khi bước qua tuổi thiếu niên.
Nam nữ người Cơ Tu được quyền yêu nhau khi bước qua tuổi thiếu niên.
(PLO) - Cho đến nay tập tục đi ngủ của người Cơ Tu, người Rục, người Raglai vẫn còn là một ẩn số chưa được giải mã. Tuy nhiên tập tục này lại là sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo nên đặc trưng trong bản sắc văn hóa vùng đất Tây Nguyên.
Đi ngủ để tìm hiểu nhau
Người Cơ Tu xem trọng hôn nhân. Họ xem đây là một việc rất quan trọng không chỉ cho gia đình chủ rể, cô dâu, họ hàng mà cho cả buôn làng. Nên việc trai, gái tìm hiểu nhau và đi đến hôn nhân cũng được tiến hành rất sớm với những nghi thức và tập tục kì lạ. 
Ở đây con gái hay con trai khi bước qua tuổi thiếu niên là có thể tìm hiểu nhau bằng cách đi ngủ Duông. Mỗi đôi nam nữ Cơ Tu có thể ngủ Duông nhiều ngày, và có thể ngủ với nhiều người khác nhau, đây được xem là tự do tìm hiểu mà không phải thầm kín, lén lút, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt khi người con trai đến ngủ chỉ được phép tâm sự, âu yếm nhưng không được đi quá giới hạn.
Ngoài ra, khi chàng trai muốn ngủ với cô gái nào đó thì phải mang đồ lễ cho cha mẹ cô gái gồm hạt cườm, vòng mã não, vòng đeo cổ và có thể là tiền bạc. Với những trường hợp cô gái không muốn ngủ với người con trai đó nhưng cha mẹ cô đã nhận lễ vật của nhà trai thì cô gái vẫn phải tuân theo.
Nội dung luật tục Cơ Tu cũng quy định rất rõ và nghiêm khắc trừng trị những trường hợp quan hệ tình dục bừa bãi hoặc có thai trước khi cưới. Tùy vào mức độ vi phạm, thường chàng trai bị phạt rất nặng, có thể bị đuổi ra khỏi làng, hoặc làng bắt người con trai đó phải giết heo, có khi là trâu, bò mang từng phần đến từng gia đình trong làng để tự thú tội và chia cho cả làng cùng ăn. Nhà trai phải đền bù cho nhà gái nào là ché, chiêng, đồ trang sức quý... nặng nề hơn họ phải chịu nợ truyền kiếp từ đời này sang đời khác và đôi khi bị cộng đồng ruồng bỏ không ai tiếp xúc. 
Tập tục nghiêm ngặt này từ xa xưa đã ăn sâu vào tiềm thức của người Cơ Tu nên khi trai gái tìm hiểu nhau đều luôn có ý thức giữ gìn và tôn trọng đạo đức, luật tục.
Ngủ chung nhưng không quá giới hạn
Người Raglai luôn tôn trọng người phụ nữ trong xã hội dù là quá khứ hay hiện tại. Với họ, người phụ nữ giữ vai trò phát triển nòi giống cũng tức là phát triển xã hội, làm xã hội đông đúc và giàu có hơn.  Do đó, theo quan niệm của người Raglai, người phụ nữ luôn được tôn vinh và giữ quyền làm chủ trong mọi vấn đề, đặc biệt là chuyện tình cảm.
Dân gian người Raglai ngày nay vẫn còn lưu truyền những câu hát về tình yêu lứa đôi: “Cái miệng nhà gái chịu ăn trầu, Cái miệng nhà gái chịu ăn miếng cau, Cái miệng nhà gái nó uống chén rượu” thì tức là nhà gái “đã ưng cái bụng” rồi. Ở đây, miếng trầu vẫn là “đầu câu chuyện”, tục nhai trầu vẫn phổ biến ở người Raglai sinh sống nơi đây. Trầu cau dạm ngõ là không thể thiếu, nhà trai sẽ phải mang đến để hỏi chuyện nhà gái sau khi cô gái ngỏ ý muốn tiến tới hôn nhân bền chặt, dài lâu. Dù theo chế độ mẫu hệ nhưng vai trò của người đàn ông vẫn rất quan trọng trong xã hội Raglai.
Tục ngủ ngồi của một số đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên vẫn còn là một ẩn số.
Tục ngủ ngồi của một số đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên vẫn còn là một ẩn số. 
Thời gian chờ ngày cưới là thời khắc cực kì quan trọng, thử thách sự thủy chung, son sắt của chàng trai, nếu anh ta bỏ đi tìm người khác, hoặc phụ tình từ chối cưới hỏi tức là đã vi phạm luật tục, chịu sự lên án gay gắt của cộng đồng. Trên nương rẫy hay trong các bản làng của người Raglai, các chàng trai cường tráng khỏe mạnh vẫn thường lưu truyền những câu dân ca sau: “Của cải đã trao tặng coi như đã ném xuống sông, nó còn phải chịu cúng tạ lỗi ông bà, làm góa bụa trầu cau lỡ làng duyên phận, nó phải chịu phạt cho dòng họ người ta, phải chịu lỗi với ông mai, ông mối”. Văn hóa ngủ thảo đã đi vào trong thi ca dân gian, văn hóa truyền miệng của người Raglai.
Nếu người con trai trở mặt thì sẽ bị cộng đồng lên án gay gắt và phải chịu phạt theo luật tục. Nếu để ý thấy trên trang phục người phụ nữ Raglai, mà điển hình là bà Mấu Thị Diên, ta sẽ dễ dàng quan sát thấy điều đó. Trên trang phục của những thiếu nữ đã hoặc sắp lấy chồng sẽ có nhiều vòng cườm hoặc vòng đeo tay bằng bạc, đồng, cũng có thể là nhẫn đeo tay hay trâm cài tóc. Khi thấy những dấu hiệu đó, không nên buông lời chọc ghẹo những người phụ nữ này.
Đám cưới của những cặp đôi vi phạm luật tục ngủ thảo sẽ không được xã hội đồng tình, do đó chỉ được phép tiến hành trong gia đình dưới hình thức là lễ tạ tội với ông bà, cha mẹ và Nhang Giàng để rửa sạch ô uế, dơ bẩn, thể hiện sự ăn năn hối lỗi. 
Cũng theo những truyền thuyết và  lời kể của dân gian, những đám cưới ấy, họ không cho phép cô dâu, chú rể đi cửa chính vào nhà. Đám cưới không có sự chia vui của anh em, họ hàng, bạn bè và xóm làng. Đây là sự trừng phạt cực kì ghê gớm, ảnh hưởng lâu dài đến tình cảm vợ chồng với hàng xóm, thôn bản. Tổ tiên người Raglai đặt ra tục ngủ thảo và những hình phạt là để tạo điều kiện cho các đôi nam nữ đến với nhau, đồng thời có giá trị như một bài học về giáo dục giới tính dưới hình thức sơ khai./.

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.