Khiêu vũ cùng hài cốt của người đã khuất

Tổ chức lễ Famadihana khá tốn kém, và trở thành nỗi lo lắng cho những gia đình nghèo. Ảnh: Behance.
Tổ chức lễ Famadihana khá tốn kém, và trở thành nỗi lo lắng cho những gia đình nghèo. Ảnh: Behance.
Các thành viên trong một gia đình ở Madagascar cùng xuống hầm mộ, bốc những nắm xương tàn còn sót lại của người chết, đóng gói tấm vải liệm mới và nhảy múa quanh nó.
Cùng với hàng cây bao báp, tục lệ khiêu vũ cùng người chết là hai điều giúp mảnh đất Madagascar nổi tiếng và thu hút du khách thế giới ghé thăm.
Người dân tại đảo quốc này có một truyền thống nhớ ơn tổ tiên và thắt chặt tình thân trong gia đình khá độc đáo, được gọi là Famadihana (Lễ thay xương). Nghi này thường diễn ra trong hầm mộ của gia đình 7 năm một lần hoặc lâu hơn.
Trong buổi lễ này, người ta sẽ nhặt nhạnh lại các mảnh xương khô từ bộ hài cốt được bốc lên, đem gói gém cẩn thận vào một tấm vải liệm mới. Sau đó, mọi người trong gia đình, từ già trẻ, trai gái đều nhảy múa quanh những người đã khuất.
Lúc này, nhạc sẽ được bật lên, gia súc được giết mổ để làm cỗ bàn và chia sẻ cho từng thành viên trong gia đình cũng như một vài người khách - các nhân vật rất thân thiết và quan trọng. 
Đây cũng là cơ hội để người già giảng giải cho con cháu nghe về tầm quan trọng của tổ tiên, những người đã nằm xuống trước họ. Famadihana được coi là ngày mà các thành viên trong gia đình ngồi lại với nhau, cùng ăn uống, truyện trò vui vẻ. Nghi lễ này được coi là khá gần với tục lệ bốc mộ ở Việt Nam.
Theo tín ngưỡng của người dân bản địa, mọi người sinh ra không phải từ cát bụi, mà từ máu thịt của người thân trong dòng tộc. Do đó, họ rất trân trọng và tôn thờ các vị tổ tiên của mình.
Ở Madagascar, người ta cũng tin rằng con người sau khi chết chỉ có xác thịt tan vào cát bụi, còn linh hồn thì vẫn có thể liên lạc với người sống. Do đó, cho đến khi các bậc tổ tiên ra đi mãi mãi, họ vẫn được người thân tưởng nhớ qua lễ Famadihana. Lễ hội này bắt đầu hình thành và phổ biến từ thế kỷ 17.
Trong ngày hội này, không người thân nào trong gia đình được khóc. Thay vào đó, họ thể hiện thái độ vui vẻ nhằm chào đón linh hồn người chết trong dòng tộc trở về. Ảnh: Odd.
Trong ngày hội này, không người thân nào trong gia đình được khóc. Thay vào đó, họ thể hiện thái độ vui vẻ nhằm chào đón linh hồn người chết trong dòng tộc trở về. Ảnh: Odd. 
Việc tổ chức lễ Famadihana được coi là khá tốn kém, vì nó liên quan đến các bữa tiệc xa hoa cho người sống và quần áo mới cho người chết. Nhiều gia đình nghèo ở đây không thể xây được một hầm mộ riêng cho gia đình mình hoặc tổ chức lễ thay xương. Họ thường bị xã hội coi thường và chỉ trích.
Ngày nay, quan điểm này đã dần thay đổi. Nhiều người bắt đầu suy nghĩ rằng lễ hội là một sự lãng phí, không cần thiết. Cũng không còn nhiều người tin rằng các linh hồn có thể quay về và nói chuyện với người sống, do đó lễ hội này ngày càng có nhiều ý kiến trái chiều.
Famadihana là một lễ hội lớn đối với người bản địa. Ảnh: Odd.
Famadihana là một lễ hội lớn đối với người bản địa. Ảnh: Odd. 
Rakotonarivo Henri, một người nông dân cho biết ông vừa tổ chức Famadihana cùng gia đình. "Tôi đã nhảy cùng hài cốt của ông nội và dì của ông. Thật tốt khi chúng tôi làm điều này để cảm ơn tổ tiên, vì tôi nợ họ mọi thứ. Tôi đã cầu xin họ sức khỏe và tất nhiên, họ cũng phù hộ cho tôi có tiền bạc và sự no ấm".
Jean Ratovoherison, một cư dân 30 tuổi lại có cái nhìn khác: "Chúng tôi không tin rằng có thể giao tiếp với người chết. Nhưng tôi tin lễ Famadihana giúp các mối quan hệ trong gia đình được thắt chặt hơn. Người dân Madagascar rất nhiệt tình và háo hức trong các buổi lễ này. 
Khi người chết được mang ra khỏi hầm mộ, không ai được khóc lóc, kêu gào và mọi người sẽ được khuyến khích khiêu vui, thể hiện niềm vui trong dịp này".
Đạo Công Giáo và đạo Hồi tại Madagascar từng cố gắng ngăn cấm tục lệ này diễn ra nhưng không thành công. Ngày nay, nhà thờ đạo Công Giáo ở Madagascar còn cho phép tục lệ này diễn ra và coi đây là một truyền thống tốt đẹp chứ không chỉ là những nghi lễ tôn giáo.

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.