Khám phá những căn biệt thự cổ trong vườn quốc gia Ba Vì

Khám phá những căn biệt thự cổ trong vườn quốc gia Ba Vì
Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những huyền thoại linh thiêng về thánh thần, mà Ba Vì còn tồn tại một "kho" kiến trúc cổ thời Pháp bị vùi lấp trong cỏ cây, hoa lá, rêu phong.

Cùng với Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì đã được người Pháp chọn để xây dựng thành khu nghỉ dưỡng vào đầu thập niên 1940. Gần 100 năm qua với bao thăng trầm của thời cuộc, bị những cuộc chiến tranh và thiên nhiên tàn phá dữ dội, nên các công trình của Pháp ở Ba Vì còn tồn tại đến ngày nay đều đã đổ nát, hoang sơ.

Nếu quần thể bách xanh được coi là món quà từ thiên nhiên thì khu biệt thự Pháp được coi là bức tranh cổ tích có thật giữa Vườn quốc gia Ba Vì. Dấu vết của quá khứ vẫn còn nhận ra ở lối kiến trúc cổ kính, thanh thoát, những bức tường phủ rêu cũ kĩ… tạo cho khung cảnh một màu sắc huyền mặc, hoang sơ.

Những biệt thự, khách sạn tuyệt đẹp giờ chỉ còn là những bức tường cổ dở dang, cỏ cây mọc um tùm. Nhưng dấu ấn thời gian, sự khắc nghiệt đã không làm mờ đi những hoa văn chạm trổ tinh xảo trên những diềm mái, chân cột...

Ở độ cao 600-800m còn rất nhiều phế tích của những công trình kiến trúc kỳ vĩ. Trong đó khu dinh thự ngầm của một viên đại tá người Pháp vẫn còn khá nguyên vẹn. Nhìn xa khu dinh thự như một cái lô cốt khổng lồ nhô lên khỏi mặt đất khoảng 2m. Nhưng bên trong là cả một quần thể kiến trúc độc đáo với rất nhiều căn phòng, lối đi, cửa thoát hiểm… được bài trí khoa học.

Trên các đỉnh núi, bằng lăng nở rộ, sắc tím đậm rực rỡ nhìn như những áng mây tím nổi bật trong sương. Từ cổng vào Vườn Quốc gia có hai nhánh rẽ, nếu du khách muốn thưởng ngoạn kỳ hoa dị thảo và chim muôn lạ thì rẽ vào khu rừng trúc. Còn nếu muốn lên đỉnh núi thì đi sâu vào trong , theo một con đường dốc hơi nghiêng và khá khúc khuỷu. Đường này càng đi lên cao, đưa du khách vào một không gian kỳ ảo của mây, gió, tiếng chim hót trong rừng cây...

Vườn Quốc gia Ba Vì không chỉ được mệnh danh là Lá phổi của thủ đô Hà Nội mà còn là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật hoang dã, có rất nhiều loài quý, hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam. Ở độ cao khoảng 800m (so với mực nước biển), rẽ phải, vượt lên một đoạn dốc cao và khúc cua tay áo là khu phế tích gồm nhà thờ, những biệt thự nghỉ mát hoang sơ tuyệt đẹp. Nhà thờ cổ ở Ba Vì chỉ còn lại cái khung với những bức tường được phủ một màu xanh của rêu phong, của những đám cây.

 

Qua một cung đường tuyệt đẹp có dốc cao và vài khúc khủy tay, du khách có thể rẽ vào khu rừng mang tên Hoa lan nhìn còn nguyên sơ. Nơi đây có phế tích gồm nhà thờ, biệt thự nghỉ mát, cô nhị viện, cả nhà tù, dinh thự hành chính…mà người Pháp đã xây dựng từ gần trăm năm trước. Nơi đây, bây giờ rêu phong xanh biếc trên những bức tường đổ, mang vẻ đẹp hoang tàn giữa rừng cây cổ thụ.

Hình ảnh giáo đường âm u giữa những lùm cây lá, với dấu thập tự in trên bức vách khiến cảnh vật như được phủ lên một màu hoài cổ, xa xăm. Nhưng đó chính là lý do để nó trở thành điểm đến của không ít nhiếp ảnh gia và những bạn trẻ mê khám phá, chụp ảnh.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.