Hiu hắt nghiệp diễn tuồng

Nghệ sĩ Tuồng dù lo cơm gạo áo tiền vẫn luôn gắn bó với nghề.
Nghệ sĩ Tuồng dù lo cơm gạo áo tiền vẫn luôn gắn bó với nghề.
(PLO) - Tuồng cổ đáng được gìn giữ, nhưng chưa thực sự được quan tâm để nó có thể sống đàng hoàng và những nghệ nhân tuồng khỏi phải chạnh lòng. Có cố gắng cống hiến lên đến nghệ sĩ nhân dân, huy chương vàng, bạc ở các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, làm mấy chục năm trong nhà hát mà tiền lương vỏn vẹn được gói tròn trong 5 triệu đồng đã là sang lắm.

Tâm huyết giữ bản sắc dân tộc mà lương “bèo bọt” 

Trong cơ chế tự chủ thì tuồng quả là vô cùng khó khăn. Ngoài các buổi biểu diễn giới thiệu nghệ thuật tuồng cho khách du lịch nước ngoài tại Rạp Hồng Hà, phố cổ đi bộ, một vài đêm biểu diễn đầu xuân, phục vụ 10 đêm chính trị tại vùng sâu, vùng xa thì tuồng không có khoản nào để thu nữa. 

 “Ai cũng biết rằng, tiền bồi dưỡng cho một buổi biểu diễn của diễn viên tuồng rất rẻ mạt. Diễn viên chính được 200 nghìn, phụ được 100 nghìn cho mỗi buổi mà có khi họ phải vất vả từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau.

Nếu như nghệ sĩ hát chèo có thể đi hát thêm những loại hình khác như xẩm, quan họ, dân ca để có thêm thu nhập thì chúng tôi không thể làm được như vậy. Làm như thế sẽ mất giọng của tuồng. Tiền lương, tiền cát-xê của diễn viên tuồng quá ít ỏi, những người nghệ sĩ như tôi luôn phải “cân đong, đo đếm” để duy trì cuộc sống đạm bạc” -  NSND Mẫn Thu, người đã gắn bó với tuồng hơn 40 năm không khỏi ngậm ngùi khi nhắc tới nghề. Bà ưu tư khi nghĩ tới thực tại, khán giả đến với tuồng ít quá, mà các diễn viên tuồng trẻ chẳng tha thiết với nghề.

Làm nghệ sĩ tuồng không hề đơn giản. Phương thức phản ánh của tuồng không đi vào tả thực mà chú trọng tả ý, nhằm lột tả “cái thần” của nhân vật, sự việc. “Cái thần” chính là đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn tuồng.

Múa tuồng được chắt lọc và cách điệu hóa từ võ thuật dân tộc, múa dân gian, múa tín ngưỡng, tôn giáo và các điệu bộ, động tác sinh hoạt, lao động hàng ngày. Hát tuồng với các cách nói lối, bài bản và làn điệu được hình thành từ những giai điệu trong tế lễ và hát xướng dân gian. Nói lối tuồng dựa theo văn biền ngẫu từ bốn đến tám chữ. Có nhiều kiểu nói lối khác nhau, mỗi loại đều có cách ngắt chữ, nhả chữ riêng.

Bài bản là hát theo nhịp phách còn làn điệu là hát có nhạc đệm riêng biệt. Bền bỉ học bao năm, họ mới thành những nghệ sĩ tuồng. Ấy thế nhưng, những giọt mồ hôi, công sức, tâm huyết giữ gìn bản sắc dân tộc được trả bằng món tiền nhỏ bé.

Lấy nghề tay trái “nuôi” nghề

Để tồn tại, người nghệ sĩ phải vất vả mưu sinh, xoay xở đủ nghề để kiếm sống. Giống như bao nghệ sĩ khác, cố nghệ sĩ tuồng Hán Văn Tình từng phải “chạy sô” kiếm thêm thu nhập. Đồng lương ít ỏi tại Nhà hát Tuồng T.Ư - nơi ông từng công tác khó mà nuôi được gia đình. Ông phải đi đóng hài, đóng phim, quay quảng cáo.

Mọi người biết tới ông với vai diễn Chu Văn Quềnh trong phim truyền hình “Đất và người”, chứ ít ai nhớ tới những vai diễn tuồng do ông đảm nhận, như vai Kiều Công Tiễn trong vở “Tiếng gọi non sông” hay vai ngự y trong vở “Tiếng thét giữa hoàng cung”…

Các đàn anh, đàn chị chật vật mưu sinh với nghề thì các nghệ sĩ tuồng trẻ cũng không thoát khỏi “vòng xoáy cơm áo”. Là gương mặt sáng giá của Nhà hát Tuồng Việt Nam, ngoài thời gian ở nhà hát, Lộc Huyền còn dạy hát tuồng cho người nước ngoài để trang trải cuộc sống. Cô gái tài sắc sinh năm 1981 đã đoạt Huy chương Vàng với vai “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” trong Liên hoan tài năng sân khấu trẻ toàn quốc 2003.  

Hầu hết các nghệ sĩ đều coi tuồng như một cái nghiệp. Khán giả không đến rạp, họ sẵn sàng đưa tuồng đến các trường học, mang các tác phẩm về các làng, xã ở những địa phương xa (như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn...)  để diễn, phục vụ khán giả.

Hỏi những người nghệ sỹ tuồng, thực tế buồn vậy, sao không từ bỏ tuồng, bước hẳn sang lĩnh vực điện ảnh, truyền hình - nơi thường được nhận cát-xê cao hơn, có nhiều đất diễn hơn, dễ nổi tiếng hơn, họ đều nhắc lại câu nói của của thầy - NSND Lê Tiến Thọ: “Diễn tuồng không chỉ là nghề mà còn là nghiệp đeo đẳng cả một đời”. NSND Lê Tiến Thọ đã ví những diễn viên tuồng như “con sáo đã trót ăn mặn”. Nghĩa là ai đã dính vào tuồng, yêu tuồng thì khó mà bỏ được. 

Nghệ thuật vốn kén khán giả khiến những người nghệ sỹ không khỏi day dứt, khắc khoải. Ông Phạm Ngọc Tuấn - Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam trùng giọng: “Không buồn làm sao được khi hiện nay khán giả trẻ quay lưng với sân khấu truyền thống. Họ hồ hởi đi xem phim nước ngoài, nghe nhạc dance… nhưng lại không chút ngần ngại thừa nhận rằng, chưa một lần xem các vở diễn sân khấu truyền thống”. 

Tin cùng chuyên mục

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.