Hai thần y trị rắn cắn, cứu hàng nghìn người thoát chết

Hai vị "thần y" tài giỏi.
Hai vị "thần y" tài giỏi.
(PLO) - Ở vùng đất lúa xã Nghĩa Thành (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định), hai ông “thần y” chuyên cứu người bị rắn cắn ở cách nhau có vài trăm mét, mỗi ông có bí quyết riêng nhưng đều chữa bệnh miễn phí và đã cứu sống hàng nghìn người.
Căng tóc, lấy kim khêu răng rắn
Gần 30 năm qua, ông Trần Văn Ngãi (51 tuổi, ngụ đội 4, xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) đã cứu hàng nghìn người thoát chết vì bị rắn độc cắn. Từ những ngày còn trong quân ngũ, ông đã là cứu tinh của các đồng đội, của đồng bào dân tộc nhờ những bài thuốc tự chế, và tiếp tục chữa bệnh cứu người khi xuất ngũ trở về quê hương.
Ông cho biết, sau khi bị rắn cắn vào tay hoặc chân, ngay lập tức cần sơ cứu bằng cách buộc băng ép (garô) ở phía trên vết cắn 3 - 5cm. Có thể garô bằng các loại dây có tại chỗ lúc đó như: dây thun, dây chuối, dây quai nón..., phải dùng dây bản to để giảm tổn thương. Công đoạn này, nạn nhân hoặc người nhà có thể tự làm được. Nguy hiểm nhất là vị trí bị rắn cắn ở vùng không thể garô được, như ở mặt, bụng và cổ. “Buộc garô ở cổ thì còn nhanh chết hơn bị rắn cắn vì… không thở được. Bởi vậy, ngay khi bị rắn “đả thương” phải tức tốc tới thầy thuốc” - ông Ngãi nói.
Để tìm răng rắn còn cắm lại trên người nạn nhân, ông Ngãi dùng sợi tóc, hoặc sợi chỉ kéo qua vết thương, rồi lấy chiếc kim khêu răng ra. Tiếp theo, dùng dao lam rạch vết thương rộng thêm khoảng 1cm để nặn máu độc. Theo ông Ngãi, nọc độc của rắn cạp nia và cạp nong như nhau. Nọc rắn hổ mang nhẹ hơn nhưng nếu không nhanh chóng cứu chữa thì cũng… chết.
Ông Ngãi cho người bệnh uống nước cây thuốc để giải độc trong cơ thể, rồi lấy bã cây đó đắp vào vết thương. Để thuận tiện, kịp thời trong chữa trị, ông tận dụng những loại cỏ cây hoa lá gần gũi, có sẵn trong vườn nhà, hoặc mọc đầy ở bờ ao, bờ ruộng.
Đụng độ phải rắn độc là chuyện thường tình đối với những người nông dân ở vùng đất lúa. Thế nên nhiều hôm ông Ngãi phải bỏ dở bữa rượu ngon để đi cứu người. “Những người bị loại rắn độc nhẹ cắn thì chỉ ít ngày điều trị là khỏi. Còn người bị rắn cực độc cắn đã ở trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”, việc cứu chữa phải hết sức khẩn trương” - ông Ngãi nói. 
Ví dụ trường hợp chị Phạm Thị Thu (ở đội 4, xã Nghĩa Thành). Xuống bếp nấu cơm, chị vô tình cầm phải con rắn cạp nia lẫn trong đống củi. Mải vơ củi cho vào bếp, đến khi kéo đứt đầu con rắn, chị mới tá hỏa nhận ra, liền sau đó choáng váng, xỉu dần. Gia đình hoảng hốt đi gọi người cứu. 
Một thầy lang cao tuổi cứu chữa cả buổi sáng cho chị nhưng không có dấu hiệu giảm bệnh, tới giờ cơm trưa, người nhà liền tới cầu cứu ông Ngãi. 
“Khi tôi đến, toàn thân chị ấy đã tím đen, người cứng đơ, mắt trợn ngược, gia đình họ đã tính tới chuyện đóng ván để tổ chức lễ tang. Tôi kiểm tra tình hình nhiễm độc và lấy thuốc cho bệnh nhân uống. Sau mấy ngày túc trực cứu chữa, chị Thu tỉnh dần, bị nhiễm độc nặng nên phải mấy tháng tích cực điều trị mới giải hết chất độc trong người” - ông Ngãi nhớ lại. Từ ngày chị Thu thoát chết, dịp Tết nào vợ chồng chị cũng mang quà cáp tới biếu ân nhân nhưng ông Ngãi không nhận.
Chính vì biết ông chữa bệnh không lấy tiền, thời quân ngũ ông đã được nhiều thầy thuốc giỏi yêu quý mà truyền dạy cho các bài thuốc trị rắn cắn. Đến tận bây giờ, mỗi lần cứu người được gia đình họ biếu đủ loại quà cáp nhưng ông nhất mực từ chối. Có lần, ông Ngãi chữa cho con trai của một giám đốc doanh nghiệp ở phố Lu (huyện Bảo Thắng, Lào Cai). 
Đứa bé sùi hết bọt mép, gần chết nhưng ông vẫn cứu được. Người cha ngỏ ý tặng “thần y” một suất đất mặt đường để cảm tạ ơn cứu mạng, song ông nhất quyết không lấy. “Nếu nhận thì bây giờ tôi đã giàu to” - nhìn túp lều nhỏ dựng cạnh ao cá của mình, ông Ngãi cười khà khà.
Cạo dãi rắn “lấy độc trị độc”
Ở cách nhà ông Ngãi vài trăm mét là nhà “thần y” Nguyễn Văn Quản (100 tuổi, đội 1, xã Nghĩa Thành), một trong những người sống thọ nhất làng từ trước đến nay. Ông Quản cho biết: “Phương pháp chữa bệnh của tôi là lấy độc trị độc, lấy nước dãi của rắn để chữa”. 
Cây rau rệu - một vị thuốc có thế chế ngự ngội độc rắn
 Cây rau rệu - một vị thuốc có thế chế ngự ngội độc rắn
Theo ông lý giải, sau khi cắn người, rắn còn để lại nước dãi dính xung quanh miệng vết thương. Ông lấy thanh nứa nhỏ cạo lấy phần nước dãi đó, rồi kết hợp với một số thảo dược tạo ra bài thuốc cứu người.
Có một thanh niên nửa đêm lọ mọ úp nơm bắt cá ở sông, chẳng may bị rắn độc cắn. Dù chân tay bủn rủn dần nhưng đầu óc anh đang tỉnh táo, vẫn cố chạy tới nhà ông Quản nhờ cứu giúp. Sau một hồi chữa trị, bệnh nhân khỏe lại dần. Một thời gian sau, lại chính người bố của anh này bị rắn độc mổ khi đi đắp máng nước trên đồng lúc gần nửa đêm. Đang say giấc, nhưng nghe tiếng kêu cứu, ông Quản bật dậy tìm cách cứu sống bệnh nhân. 
Nhiều người được ông cứu sống đã đem của ngon vật lạ đến biếu nhưng ông không nhận, chỉ cười bảo: “Khi tôi qua đời, tới thắp cho tôi nén nhang là được rồi!”.
Theo lời kể, thời trai trẻ ông Quản nổi tiếng cường tráng khiến những đô vật trong vùng cũng phải nể sợ. Gặp hai con trâu to đang húc nhau dưới ruộng, ông lao vào ghì tay tách sừng chúng ra. Con nào còn hăng, ông cầm đuôi kéo lê lên bờ. Ở tuổi 25 – 26, ông đã bắt rắn thuần thục nhờ sức khỏe hơn người. Những con rắn to bằng cổ tay người lớn, một chân ông Quản giẫm vào đuôi, một tay bóp chặt hầu khiến nó không thể “vật” lại.
 Sau khi lấy thanh nứa cạo sạch răng độc, ông đeo con rắn trên mình vác đi chơi khiến nhiều người kinh hãi. “Những con rắn to khỏe và độc, nếu tay mình không đủ sức giữ, nó vật lại được cắn cho thì chỉ có chết” - ông Quản nói.
Mỗi khi có khách tới chơi nhà, ông lại ôm bình rượu rắn ra mời. Ai cũng trầm trồ khen ngon và “bái phục” khi biết những con rắn nằm trong bình do chính tay ông bắt được. “Cũng may, mấy năm trở lại đây rắn rết ít dần, người nông dân cũng đã biết sử dụng găng tay, đeo ủng khi ra đồng nên giờ tôi cũng… nhàn” - ông Quản vui vẻ nói./.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.