Hà Nội xưa trong “Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ” Chất Kinh Kì

Hà Nội xưa trong “Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ” Chất Kinh Kì
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhân Ngày Sách Việt Nam (21/4), Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành 2 cuốn sách lịch sử dài hơn 300 trang có tên “Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ” của 2 tác giả Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Quốc Tín về mảnh đất Thăng Long từ thời Lê - Trịnh sang thời Tây Sơn và nhà Nguyễn.

Trong sách viết: “Chúa Trịnh Tùng xây dựng lại cả một kinh kì bên ngoài Hoàng Thành cũ, trong đó có biệt phủ cho mình (và các đời chúa về sau). Thăng Long vốn là một thành phố nhiều sông hồ nên việc san lấp, cải tạo mặt bằng của kinh thành tốn nhiều thời gian, công sức. Nào là đắp một con đường lớn, lát đá cắt hồ Lục Thủy thành hai hồ riêng biệt: Hồ Tả Vọng được gọi là hồ Hoàn Kiếm và hồ Hữu Vọng gọi là hồ Thủ Quân. Nào là cắt một phần hồ Tây tạo ra hồ Trúc Bạch, bằng cách đắp con đê Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) thẳng tắp.

Chúa rất quan tâm đến hệ thống sông ngòi ở nội đô. Thăng Long đã có sông Hồng và sông Đuống tỏa đi các tỉnh và ra biển. Chúa còn muốn biến mấy con sông nội đô như Kim Ngưu và Tô Lịch kết nối với các hồ, nhằm tạo ra một mạng giao thông thủy để đi lại trong kinh thành. Điều này rất đắc dụng vì có sông là có bến, có bến là có chợ và chúng đã góp phần tạo ra rất nhiều chợ cho Đông Kinh sau này.

Đồng thời, Chúa Trịnh Tùng cho phá hết thành lũy và san bằng địa hình với nhiều mục đích: Xây một vương phủ riêng ngoài Hoàng thành; sắp xếp lại kinh đô hoàn toàn mới, khỏi phải chắp vá, phát triển Đông Kinh về phía đông nam kinh thành… Sau đó tiến hành trung tu các công trình từ xưa, mang tính lễ nghi, như Văn Miếu, đàn tế Nam Giao…

Công việc xây dựng kinh đô kéo dài trong suốt 200 năm. Lực lượng nhân công điều động rất lớn và chọn toàn thợ khéo từ khắp nước, mang lại cho khu vương phủ (còn gọi là Phủ Chúa) một diện mạo riêng. Yếu tố “mở” của kinh thành – việc đi lại và sinh hoạt tự do đã tạo ra cách sống và làm ăn linh hoạt, phóng khoáng hơn thời trước. 

Khu vực vua chúa, giới bình dân và các tầng lớp xã hội, kể cả dân buôn bán, chợ búa không còn sự chia cách. Các trung tâm buôn bán và các cơ sở sản xuất mọc lên, nhộn nhịp và sầm uất ngay trong khu vực sinh sống của các tầng lớp quan lại. Những cộng đồng dân chúng do cùng nghề nghiệp hoặc tương tự nhau về nguồn nguyên liệu, mặt hàng sẽ tự tìm đến nhau mà tụ hội, kiểu “buôn có bạn, bán có phường”. 

Thăng Long - Hà Nội bước vào triều đại đặc biệt: vừa có vua, vừa có chúa. Không chỉ là trung tâm chính trị và văn hóa, Thăng Long giờ đây còn là trung tâm kinh tế của đất nước, nơi tập trung 30 ngành sản xuất thủ công và là đầu mối thương nghiệp của cả nước, kể cả các nước phương Tây lớn như: Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha…

Giáo sư Alexandre de Rhodes đã phải trầm trồ khẳng định về đô thị mở sầm uất và hoành tráng bậc nhất khi ấy, nơi “kinh đô có tới hai vạn nóc nhà, các đường phố chính đều rộng rãi… có ba đường phố dài tới ba dặm”, là “Thành phố lộng lẫy ngang hoặc hơn so với Venise”.

Còn Giáo sư Juliano Baldinotti - người phương Tây đầu tiên đến Đông Kinh năm 1626 thốt lên: “Đông Kinh không có thành trì, hào lũy và các cơ quan phòng thủ mà giống như một đô thị mở ở châu Âu, điều hiếm thấy ở châu Á vào thời điểm đó. Cung điện lợp ngói, tưởng xây đá to, chạm trổ đẹp. Chu vi 5,6 dặm, dân cư đông đúc nằm trên một con sông rộng, ăn ra biển cách 18 dặm”.

“Chất” Kẻ Chợ

Cách gọi Kẻ Chợ chỉ để đất và người Thăng Long cũng là từ những hình dung sơ phác về đô thị thời này. Như cách tác giả giới thiệu: “Thời Lê Trung Hưng, Đông Kinh còn có tên là Kẻ Chợ. Ban đầu tên gọi này dành chỉ để khu vực buôn bán, sản xuất, gắn với đời sống dân sinh. Dần dần, người ta gọi chung cả kinh đô (Hoàng Thành và phủ Chúa) và Kẻ Chợ hoặc Thăng Long - Kẻ Chợ để phân biệt với Thăng Long của các triều đại Lý, Trần”.

Sang thời Tây Sơn và triều Nguyễn, nhiều cái sẽ khác đi, nhưng cái cốt cách dung nạp của người và đất Thăng Long - Hà Nội thì vẫn vậy. Và nếu như cái tên mới Hà Nội do nhà Nguyễn đặt ra, ban đầu khó được người dân chấp nhận thì người ta vẫn quen gọi Thăng Long bằng cái tên nôm na Kẻ Chợ thuở nào.

Tác giả Nguyễn Quốc Tín chia sẻ: “Thiết nghĩ, đây không chỉ do thói quen, mà còn bởi “chất” Kẻ Chợ thực sự đã hình thành, hiện hữu ở người Thăng Long - Hà Nội mà người ta không thể gọi theo cách nào khác. Nhưng cụ thể nó ra sao, gắn với lịch sử Hà Nội như thế nào, được biểu hiện qua những khía cạnh nào của đời sống xã hội và dân sinh hay với tư cách một quần thể được gọi là phố phường thì Kẻ Chợ hiện diện ra sao…? Đó chính là những câu hỏi luôn được đặt ra với những ai yêu Hà Nội và cũng là đều chúng tôi mong muốn được nói tới bộ sách này”.

Nhà văn, nhà khảo cứu văn hóa Hà Nội Nguyễn Trương Quý cho biết anh đánh giá cao cuốn sách này ở góc nhìn rất cởi mở về lịch sử, viết về những nhân vật lịch sử không đơn giản, một chiều mà phản ánh thú vị, sinh động, có những mặt sáng, mặt tối. Ví dụ như các Chúa Trịnh trong cuốn sách này được phác họa tuy chuyên quyền với các Vua Lê, tàn bạo với những người khác ý họ nhưng mặt khác họ cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cách mở cửa đón các thương nhân nước ngoài, mở các thương điếm ở Hà Nội…

Ở Thời Lê - Trịnh, bên cạnh những trang tái hiện lịch sử hỗn loạn thời “lưỡng đầu chế”, một Thăng Long điêu tàn, những vị vua không ngai – tham vọng mà nhu nhược, người đọc được đón nhận những ghi chép tươi mới, đầy chất thơ và phong vị về một vùng đất Kinh Kì - Kẻ Chợ hào hoa, hội tụ nhiều nét đẹp, trong cả dân gian lẫn nghệ thuật thời trung đại. Từ kiến trúc phủ chúa, danh thắng quanh Hà Nội, đến lịch sử các ngành nghề thủ công của 36 phố phường… Tất thảy tạo nên bức tranh đa màu, nhiều cung bậc.

Đến thời Tây Sơn, nhà Nguyễn, Thăng Long mang một diện mạo mới. Qua áng văn chương và chứng cứ lịch sử với tên mới Hà Nội do nhà Nguyễn đặt ra, người ta vẫn quen gọi nôm na Kẻ Chợ thuở nào. “Chất Kinh Kỳ” và “Chất Kẻ Chợ” vẫn như một nét son của đô thị lộng lẫy, vừa trang nghiêm, vừa dân dã, nhất là giàu có văn hóa truyền thống. Ta có thể bắt gặp những áng văn nho nhã, viết về đường thuyền Kẻ Chợ, nhiều đoạn mô tả thú vị về sông, lạch, hồ quanh Thăng Long. Hay vai trò của Vua Minh Mạng với Thăng Long, các di tích chùa Báo Ân, đền Ngọc Sơn… còn mãi trong ký ức một thời.

Lối viết ngắn ngọn, ưu tiên đặc tả những sự kiện hoặc nhân vật lịch sử gắn với Thăng Long trong giai đoạn từ thế kỷ XVI đầu thế kỷ XIX, đi kèm với những bình luận hóm hỉnh, cuốn sách đã làm sáng tỏ ý tưởng, chủ đề. Đó là phục hưng bức tranh Hà Nội xưa với chất Kẻ Chợ sống động, gắn với lịch sử, phát huy các khía cạnh đời sống xã hội và dân sinh hay trong tư cách quần thể phố - phường. 

“Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ” – bộ sách phác họa bức tranh sống động về văn hóa, phong tục, lịch sử, con người Hà Nội xưa trước biến thiên thời cuộc.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.