Giáo sư Cù Trọng Xoay thỉnh thoảng thấy mình... ba ngơ

 “Giáo sư Cù Trọng Xoay”, tác giả kịch bản “Táo quân - Gặp nhau cuối năm” Đinh Tiến Dũng đang đem đến cho khán giả nhiều bất ngờ, thú vị và tiếng cười đầy sảng khoái. Báo PLVN đã có cuộc trò chuyện với “hiện tượng” kịch bản hài này.

“Giáo sư Cù Trọng Xoay”, tác giả kịch bản “Táo quân - Gặp nhau cuối năm” Đinh Tiến Dũng đang đem đến cho khán giả nhiều bất ngờ, thú vị và tiếng cười đầy sảng khoái. Báo PLVN đã có cuộc trò chuyện với “hiện tượng” kịch bản hài này.

Lần đầu tiên, “Giáo sư Cù Trọng Xoay” được góp mặt trong “Thành phố cười 5 mùa” quy tụ một “Đại hội võ lâm” làng hài, cảm giác của anh thế nào?

- Chương trình “Thành phố cười 5 mùa” do Nhà hát Tuổi trẻ và Công ty Truyền thông U vision tổ chức, sẽ công diễn vào tối ngày 19/6/2011 tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội với sự quy tụ một ê-kíp sáng tạo làm chương trình gồm nhiều tên tuổi khá quen thuộc với sân khấu hài những năm qua: Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn (cố vấn và phản biện nghệ thuật), NSƯT Chí Trung (đạo diễn).

“Giáo sư Cù Trọng Xoay giúp tôi có nhiều bạn bè hơn”
“Giáo sư Cù Trọng Xoay giúp tôi có nhiều bạn bè hơn”

Vì tập hợp được những gương mặt danh hài hàng đầu cả nước hiện nay, chương trình được gọi vui là “Đại hội võ lâm của làng hài” với các tên tuổi rất nổi tiếng như: Hoài Linh, Minh Vượng, Chí Trung, Xuân Bắc, Tự Long, Quang Thắng, Vân Dung, Hiệp “gà”, Thành Trung và toàn bộ đội ngũ diễn viên hài quen thuộc của Đoàn kịch 2, Nhà hát Tuổi trẻ. Được làm việc với “rừng” hài ấy, tôi thấy mình thật may mắn và muốn góp sức thêm cho “rừng” hài ấy thêm xanh tốt.

Anh đảm nhận vai trò gì ở “Thành phố cười 5 mùa”?

- Ngoài vai trò là tác giả kịch bản “Thành phố cười 5 mùa”, tôi sẽ cùng khán giả tạo ra... mùa thứ 5 hóm hỉnh, bất ngờ đầy tiếng cười trong “thành phố” này.

Thông thường một năm ở miền Bắc có bốn mùa Xuân - Hạ - Thu -  Đông, nhưng tại thành phố mà các nghệ sỹ sẽ mang đến cho khán giả trong chương trình hài kịch tương tác đặc biệt này sẽ có tới 5 mùa. Vậy mùa thứ 5 này là mùa gì? Đó là một bí mật thú vị mà nhóm tác giả làm chương trình muốn giữ để gây bất ngờ với một chi tiết đặc biệt, đó là mùa thứ 5 này sẽ dành phần tham gia tương tác với các nghệ sỹ của khán giả. 

“Thành phố cười 5 mùa” diễn ra tại Hà Nội, những người “xây” nó có nghĩ tới việc các thành phố khác sẽ “tị” vì không được thưởng thức “võ lâm đại náo hài” này?

- Chúng tôi đã có ý tưởng “xây dựng” thêm nhiều “thành phố cười” khác tại các địa phương tỉnh, thành để phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân.

Trở lại chuyện Giáo sư Cù Trọng Xoay, vào vai Giáo sư, anh được gì - mất gì?

- Cái tôi được là có nhiều người biết và có nhiều bạn bè hơn. Được làm việc với ê-kíp hài chuyên nghiệp giúp mình thêm vốn sống và kinh nghiệm diễn. Được thoả sức nghĩ ra các câu “Xoáy - xoay” hóm hỉnh...

Còn mất gì ư? Từ một chàng trai đầu tóc gọn gàng biến thành một “giáo sư” đầu tóc rũ rươi, râu ria lòa xòa. Vì giáo sư trong lăng kính hài ước phải “lu bù”, phải “ngộ chữ”, phải “lơ ngơ” nên tôi cũng phải... có hình thức đó. Dường như quá hóa thân vào giáo sư Xoay khiến nhiều khi đi ngoài đường tôi cũng thấy mình hơi... ba ngơ thật! (Cười) Nhìn thấy con trai để râu tóc, bố mẹ tôi bảo: “Trông mày còn già hơn cả bố rồi con ạ”. Nhưng vì đó là công việc nên bố mẹ dần dần cũng chẳng nói nữa, còn tôi cũng quen với ngoại hình xù xì của mình.

Ở trong hài, anh hay bị Xuân Bắc hỏi “xoáy”, ngoài đời anh có hay bị ai hỏi “xoáy” không?

- Nhìn mặt tôi hơi... ba ngơ thì phải nên mọi người hay trêu và hỏi “xoáy” tôi lắm. Họ mặc định rằng tôi biết rất nhiều thứ nên cứ thấy tôi thì việc đầu tiên là nghĩ cách hỏi “xoáy” tôi. Có hôm tôi đi taxi, từ lúc lên xe đến lúc xuống, anh tài xế cứ vừa lái vừa cười ngặt ngẽo. Tôi thấy cũng lạ, hỏi ra mới biết là anh ấy đang nghĩ câu gì đó để hỏi tôi, và rồi lại nghĩ ra mấy câu hỏi buồn cười quá, nên chưa kịp hỏi đã cười ngất rồi. Tôi thấy cũng thú vị, hóa ra đôi khi tôi cũng chẳng cần trả lời cũng có thể giúp ai đó thư giãn rồi. Tuy nhiên tôi thì hơi căng thẳng vì anh ấy vừa lái xe vừa cười nên cái xe taxi cũng ngặt nghẽo theo.

“Táo quân - Gặp nhau cuối năm” tạo nên thương hiệu mạnh và được hàng triệu người dân Việt đón đợi giây phút giao thừa, vậy trong suốt 4 năm là “cha đẻ” kịch bản, anh ưng nhất “đứa con nào”?

- Tôi tham gia viết kịch bản “Gặp nhau cuối năm” được 4 năm, đây là đứa “con chung” của cả một tập thể sáng tạo và tôi ưng ý nhất “đứa con” sinh năm 2009 và 2011 bởi có chất lượng nghệ thuật ổn, hấp dẫn và truyền tải được nhiều thông tin mà mọi người quan tâm.

Thế anh đã bắt đầu “xắn tay” vào viết kịch bản Gặp nhau cuối năm 2012 chưa?

- Hiện tôi chưa có kế hoạch viết, dù cũng có ý thức chuẩn bị vốn liếng từ bây giờ. Nếu viết tiếp thì chắc phải tới tháng 11, tôi mới lao vào viết. Rồi vật vã viết trong sự truy lùng và “đe dọa” lẫn dụ dỗ của đạo diễn khoảng 1 tháng sẽ xong bản thô. Tiếp đó chúng tôi chuốt tiếp, thậm chí đến lúc tập rồi không thấy hiệu quả thì lại viết lại.

Được biết, anh mới lên chức của FPT, vừa làm “quan” ở FPT, vừa thực hiện các dự án hài. Vậy, anh sắp xếp thời gian thế nào?

- Các cụ đã nói, “ăn cây nào rào cây đó”, nên quỹ thời gian chính của tôi đều dành cho công việc của FPT. Còn việc làm “quan” ở FPT thì khổ lắm, không tin bạn hỏi bất kỳ người FPT nào xem. Tham gia các dự án hài, tôi đều dành ngoài giờ làm việc. Viết kịch bản tôi thường thức thâu đêm. Tuy có mệt nhưng được cái tóc tai, râu ria mọc nhanh hơn, diễn đỡ phải đeo râu giả (cười).

Được biết, ngoài chuyên môn ở FPT, khả năng viết kịch bản, làm MC, anh còn có biệt tài là chơi một số nhạc cụ. Anh từng thành lập ban nhạc RTC, vậy bây giờ, ban nhạc đó ra sao rồi?

- Tôi cũng mày mò tự học và biết chơi đàn guitar, chơi trống và một vài loại nhạc cụ khác nữa. Mỗi thứ một tí, chả đâu vào đâu, cho vui thôi. Thời sinh viên, tôi với mấy người bạn đã lập ra ban nhạc RTC - nói vui là viết tắt của ba từ... “rượu thịt chó”, tức là làm ra bao nhiêu đều quy ra hai món ấy hết. Ban nhạc nghe đầy mùi vị... ẩm thực ấy đi giao lưu tới đâu là ở đó náo nhiệt. Nhưng đó là thời sinh viên, còn bây giờ, thì ban nhạc đó tan rồi. Lúc nào cũng “rượu - thịt chó” thì “gút” mất (cười).

Xin cám ơn “Giáo sư Cù Trọng Xoay” - Đinh Tiến Dũng về cuộc trò chuyện hóm hỉnh này!

Thuỳ Dương (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.