Giải mã pháp khí chày kim cương huyền thoại

Đức Phổ Ba Kim Cang hiện tướng phẫn nộ.
Đức Phổ Ba Kim Cang hiện tướng phẫn nộ.
(PLO) -Mật Tông là một tông phái của Đạo Phật dùng các “mật ngữ” của chư Phật làm phương tiện tu hành. Mật tông sở hữu một lượng pháp khí phong phú, được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, tạo hình sâu sắc, mỗi loại pháp khí mang một hàm nghĩa tôn giáo khác nhau, mang đậm màu sắc thần bí, huyền thoại…

Pháp khí phong phú

Pháp khí- còn gọi là Phật khí, Phật cụ, pháp cụ, đạo cụ - hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các dụng cụ dùng để cầu cúng, tu pháp, cúng dường… trong chùa viện Phật giáo. Hoặc các loại công cụ mà chúng tăng sử dụng trong tư pháp và tu hành hàng ngày. Còn theo nghĩa hẹp, đó là chỉ những dụng cụ cúng dường chư phật, dùng trong các đạo tràng trang nghiêm, tu chứng phật pháp…

Trong Mật tông, có thể thống kê đến 6 loại pháp khí: các vật dùng khi hoằng hóa như vòng ma ni, đá cầu nguyện; những vật dùng khi hộ ma như đàn lửa, muôi hộ ma, bình quý; các vật dùng khi kính lễ như áo cà sa, vòng cổ, khăn ha –đa; những vật dùng khi tán tụng như chuông, trống, mõ, kèn; các vật dùng khi cúng như lư hương, hoa, cờ, ô dù; những vật dùng khi trì niệm như mạn đà la, tràng hạt niệm phật, chày kim cương, chuông kim cương.

Nhìn chung, pháp khí trong Mật tông rất phong phú, được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, chủ yếu đúc bằng vàng, bạc, đồng, tạo hình sâu sắc, mỗi loại pháp khí mang một hàm nghĩa tôn giáo khác nhau, mang đậm màu sắc thần bí. 

Ý nghĩa chày kim cương huyền thoại

Pháp khí đầu tiên phải kể đến là chày kim cương, tượng trưng cho trí tuệ. Tương truyền ngài Liên Hoa Sanh (Guru Rinpoche) đã từng thực hành đàn pháp kilaya với pháp khí này để thành tựu. Có thể điểm qua những loại chày kim cương huyền thoại của Mật tông dưới đây

Chày kim cương, hay còn gọi là chày yết ma, là pháp khí của Mật giáo, do chày 3 cạnh đặt giao nhau tạo thành hình chữ thập, tượng trưng cho chí tác nghiệp vốn có của chư phật, thuộc về luân bảo. Khi tu pháp, bốn góc trên đàn lớn đều đặt một yết ma kim cương với ý nghĩa tượng trưng cho sự phá trừ 12 nhân duyên.  Pháp khí này còn có tên gọi là yết ma kim cương, thập tự yết ma, thập tự kim cương, luân yết ma.

Nếu như “chày kim cương ôn hòa” có các cạnh khép lại với nhau tượng trưng cho phương pháp hoặc “phương tiện” thần linh thì “chày kim cương phẫn nộ” có các cạnh tách biệt, tượng trưng cho tất cả thần lực Kim Cương của thần hủy diệt ngu si và hư vọng. 

Chày kim cương dài khoảng 12 ngón tay biểu thị ý diệt trừ 12 nhân duyên. Ở hai bên điểm trung tâm hình tròn của chày kim cương đều có 3 vòng tròn hướng lên trên, tượng trưng cho “Tam môn” tức là cửa không giải thoát, cửa vô tướng giải thoát và cửa vô nguyện giải thoát.

Ba vòng tròn này quấn quanh hai đế hoa sen đối xứng nhau của chày kim cương, phía trên mỗi mỗi vòng tròn lại có 3 vòng châu báu đại diện cho “Lục độ” mà Bồ tát phải tu là: Bố thí, giới, nhẫn, tinh tiến, thiền và tuệ.

Chày kim cương đại diện cho chân đế cùng cực, mỗi hình nguyệt luân trên mặt hoa sen tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, đại diện cho sự kết hợp giữa phương tiện và trí tuệ, chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối cũng như sự hợp nhất tâm Bồ đề của tục đế và chân đế. Các cạnh có mặt cắt hình vuông, giống như mâu hoặc đao kiếm, cạnh chính giữa thường giống chiếc dùi nhọn hoặc châu báu 4 mặt. 

Chày kim cương chữ thập
 Chày kim cương chữ thập

Chày kim cương 3 cạnh thì lại tượng trưng cho sự chiến thắng “Tam độc” (tham, sân, si), khống chế “Tam thế” (quá khứ, hiện tại, vị lai) và “Tam giới” ( dục giới, sắc giới và vô sắc giới).

Chày kim cương 5 cạnh càng thông dụng, 5 cạnh phía trên thể hiện trí tuệ của Ngũ Phật, vốn biến cải từ “Ngũ độc” ngu si, tham lam, cáu giận, ghen ghét, ngạo mạn và sự tịnh hóa của “Ngũ uẩn”.

Còn chày 4 cạnh tượng trưng cho “Tứ uẩn” là sắc, thụ, tưởng, hành dựa vào “thức” trong “ngũ uẩn” là do cạnh trung tâm đại diện. 5 cạnh ở phía dưới là 5 yếu tố thuần tịnh đất, nước, lửa, gió, không khí hoặc ngũ quan.

Cũng tương tự, chày kim cương 9 cạnh cũng do một cạnh trục chính và 8 cạnh ngoài hợp thành, có thể tượng trưng cho Kim Cương Trì, Phật Đà ở dưới 8 vị Bồ tát cùng trung tâm chính của đàn thành và 8 phương vị chính.

Chày kim cương (Vajra) là vật cầm khi thực hiện nghi thức và tu trì Phật giới, tượng trưng cho ánh sáng rực rỡ thần bí, mạnh mẽ có sức cảm hóa, khó có thể chia cắt được của viên kim cương vô cùng rắn chắc. Vật này biểu trưng cho tinh thần dương tính của Phật giáo, thường được cầm ở tay phải, cùng với chuông pháp – chuông kim cương- tượng trưng cho trí tuệ và phương tiện.

Chày kim cương là một công cụ quan trọng trong thánh điện tôn giáo khiến con người sợ hãi, là bộ phận không thể chia tách trong tín ngưỡng tôn giáo, tượng trưng cho sự tương phản đang hình thành giữa sự kiên cố mãi mãi không thể rung chuyển và thần lực vô hạn của giáo nghĩa Phật giáo với sự không phân biệt thiện ác, biến hóa vô cùng của đời thực. 

Chày kim cương chữ thập (Vishva-vajra) là do chày kim cương có 4 tòa hoa sen tạo thành, 4 đầu của chày kim cương từ điểm trung tâm tỏa ra 4 phía tượng trưng cho định lực tuyệt đối. Điểm trung tâm của chày kim cương chữ thập thường có màu xanh sẫm, màu sắc đầu chày kim cương ở 4 phương vị lớn phân biệt là:

Màu trắng – đông; màu vàng- nam; màu đỏ - tây; xanh lục – bắc. Chúng đều phù hợp với vị trí và phẩm chất của Ngũ Phật và năm yếu tố lớn: Phật Bất Động Kim Cương. 4 đầu chày của chày kim cương chữ thập đại diện cho “Tứ nghiệp” của Mật tông: Hoài nghiệp (màu trắng), tăng nghiệp (màu vàng), tức nghiệp (màu đỏ), chu nghiệp (màu xanh lam).

Trong Mật tông, còn có rất nhiều vị Phật cầm chày phổ ba, tức chày kim cương giáng ma, có một đầu là chày kim cương, một đầu khác là chày 3 sống được làm bằng sắt, đoạn giữa có 3 tượng Phật, một tượng Phật có dáng vẻ đang cười, một đang tức giận và một đang chửi mắng. Pháp khí này thường dùng khi tu phép giáng phục ác ma.

Mật tông còn nhiều loại pháp khí độc đáo, kỳ lạ với nhiều ý nghĩa nhân sinh xin lần lượt giới thiệu cùng bạn đọc ở những bài sau…

Nghìn lẻ một điều kỳ thú ít người biết về Mật tông

LTS: Mật tông là một tông phái của Đạo Phật đã có từ lâu, nhưng ít phổ biến như các tông phái khác vì nhiều lý do. Đại để, có thể nêu ra một vài điểm: Vì Mật nên không truyền rộng được; vì rất ít người có đủ căn cơ để tu học và có duyên để gặp và vì nhân duyên của chúng sinh khi nào hội đủ thì Mật Tông mới có mặt.

Do đó, lịch sử của Mật Tông không có một sự truyền thừa tuần tự từ vị tổ này đến vị tổ khác, đời này tiếp đời khác như Thiền Tông hay Tịnh Độ. Mật Tông đi chìm, chỉ nổi khi cần cứu độ chúng sinh, sau lại chìm đi không để ai biết.

Tuy nhiên, Mật Tông khi truyền qua Nhật thì ở đây cũng tạm lập một hệ thống truyền thừa như sau: Tổ Pháp là đức Đại Nhật Như Lai, sau truyền cho ngài Kim Cang Tát Đỏa, Ngài Kim Cang Tát Đỏa truyền cho ngài Long Thọ, tiếp sau Long Trí, Kim Cang Trí, Bất Không, Huệ Quả (Trung Quốc), Không Hải (Nhật Bản). Ở Việt Nam chúng ta thì đời nhà Lý có các Pháp sư nổi tiếng như Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.