Giải mã bí ẩn hòn đảo chỉ có thể đặt chân tới một lần trong năm

Eyhallow nằm giữa hai đảo lớn và chỉ rộng khoảng 900m
Eyhallow nằm giữa hai đảo lớn và chỉ rộng khoảng 900m
(PLO) -Ở Scotland, có một hòn đảo vô cùng đặc biệt mang tên Eynhallow, thuộc quần đảo Orkney nằm về phía bắc Scotland. Nơi này hiện không có người ở và rất ít người biết đến, đặc biệt chỉ có thể tới thăm duy nhất mỗi năm một lần. 

Quần đảo Orkney bao gồm khoảng 70 hòn đảo. Nhìn tới phía chân trời, Eynhallow chỉ là một hòn đảo nhỏ bé nhô lên từ mặt biển như tấm lưng của con cá voi khổng lồ, mắc kẹt giữa từng đợt sóng dâng trào và mặt trời đang ngả bóng. Cũng giống như thành phố bị mất tích Atlantic, tồn tại quanh Eynhallow là những bí ẩn huyền bí mà đến thời đại này vẫn nhiều nhà khoa học chưa thể nào giải đáp được. “Tôi nhìn thấy nó mỗi ngày”, Bob Nelson, một nông dân về hưu thường quan sát hòn đảo từ nhà của ông nằm ở phía bên kia biển. “Vậy mà tôi không hề hiểu gì nhiều về nó”. 

Chỉ có thể tiếp cận mỗi năm một lần

Tên của hòn đảo “Eynhallow” trong tiếng Bắc Âu cổ được dịch là “Eyin Helga”, mang ý nghĩa là Đảo Thiêng. Nguồn gốc cái tên này vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn. Nếu như nói ở Scotland có một Atlantis (hòn đảo bị nhấm chìm xuống đáy biển) thì Eynhallow chính là một nơi như vậy. 

Trong 364 ngày trong năm, không ai có thể tiếp cận hòn đảo Eynhallow, cho dù nó chỉ cách hòn đảo lớn Mainland chỉ 500m. Không có phà đến đảo, chuyến đi chỉ được tổ chức bởi Hiệp hội Di sản Orkney mỗi mùa hè và đây là cơ hội duy nhất cho ai đó muốn đặt chân khám phá hòn đảo. 

Nhóm người may mắn được đặt chân lên Eyhallow mỗi năm một lần
Nhóm người may mắn được đặt chân lên Eyhallow mỗi năm một lần

Tuy nhiên, nhiều người nghĩ đơn giản rằng, chỉ cần ai đó có tàu là đủ khả năng tự mình ra đảo, nhưng người ta lại không biết rằng, hai eo biển có thủy triều vốn giống như hai dòng sông chảy xiết ở hai phía của đảo Eynhallow. Do vậy mà việc băng qua hai eo biển để đến được Eynhallow là rất nguy hiểm. 

Được biết, rất khó có thể định vị ra hòn đảo bởi nó quá bé. Eynhallow bị các hòn đảo lớn hơn là Mainland và Rousay đè nén, bề ngang của nó không quá nửa dặm.  Nếu xem trên bảo đồ phóng to cũng khó lòng nhìn thấy vị trí của nó, còn trên bản đồ atlas hòn đảo có hình trái tim này thậm chí còn không đủ để có nổi một đốm mực. 

Tới gần Eynhallow, chiếc phà vẫn nổ máy, băng qua những trang trại, đồng cỏ gia súc và cánh đồng sình lầy. Khi đặt chân tới hòn đảo, ấn tượng đầu tiên mà người ta nhận thấy đó là hòn đảo rất bé nhỏ và thấp - chỉ rộng khoảng 900m, điểm cao nhất chỉ đạt tới 40m. Điểm đặc trưng của đảo chủ yếu là tảo biển cuộn thành đống và những bãi biển được cấu tạo bằng đá bị sóng gió bào mòn. Nó có màu sắc và đường nét giống như hàng ngàn đảo ngầm khác ở Scotland. Tuy nhiên điều khác biệt là mọi thứ ở đây đều dừng lại, gần như ngưng đọng.

Lời nguyền của quỷ

Cũng giống như thành phố bị mất Atlantic, tồn tại quanh Eynhallow là những bí ẩn mà đến thời đại này vẫn nhiều nhà khoa học chưa thể nào giải đáp được. Tuy bé nhỏ, nhưng hòn đảo lại có huyền thoại của riêng mình, để khiến cho người ta phải chú ý tới. 

Lịch sử truyền miệng của hòn đảo khiến nó trở thành một bí ẩn. Eynhallow thuở sơ khai đã mơ hồ, không ai có thể xác định chính xác nó bắt nguồn từ đâu. Trong sử thi Orkneyinga vốn ra đời vào thế kỷ thứ 13 kể về lịch sử của quần đảo Orkney thì đảo Eynhallow chỉ được nhắc đến một cách thoáng qua. Trong khi tất cả những hòn đảo khác trong quần đảo đều có một nguồn gốc rõ ràng, thì mọi điều về Eynhallow gần như hoàn toàn biến mất. 

Eyhallow nằm giữa hai đảo lớn và chỉ rộng khoảng 900m
Eyhallow nằm giữa hai đảo lớn và chỉ rộng khoảng 900m

Quanh năm không có người đến gần, hòn đảo bị mang tiếng là mắc phải lời nguyền quỷ dữ và biến mất nếu ai có ý định bén mảng đến. Có người nói rằng Eynhallow được bảo vệ bởi một làn sương mù của các linh hồn quỹ dữ Bắc Âu, khiến mọi người khó lòng tiếp cận. 

Những câu chuyện thêu dệt truyền miệng và những cuộc khảo cổ đưa ra nhiều kết quả khác nhau khiến hòn đảo càng trở nên kì lạ. Người dân quanh đây từ nhỏ đã nghe người lớn kể về những câu chuyện hòn đảo bị ma ám. Theo truyền thuyết, nó được cho là bị lời nguyền của quỷ biển Norse, rằng hòn đảo sẽ tan biến nếu ai đó cố gắng đặt chân đến đây. Một số câu chuyện khác kể về những thủy quái Finfold hoặc những nàng tiên cá có thể biến đổi hình dạng chỉ lên bờ vào mỗi mùa hè.  

Những câu chuyện huyền thoại truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác đã khiến cho hòn đảo trở thành một nơi huyền bí. Những thông tin tham khảo về Eynhallow qua thời gian đều thật giả lẫn lộn và rất khó xác định khởi nguồn thực sự của nó. 

Đại dịch hạch

Ông  Dan Lee, một nhà khảo cổ học thuộc Đại học Đảo và Cao nguyên cho biết, “người dân địa phương nói rằng hòn đảo này tồn tại giữa hai thế giới- cả mặt địa lý lẫn lịch sử. Năm 1841, nơi này chỉ có 26 người sinh sống. Nhưng một trận đại dịch hạch xảy ra vào năm 1851 đã khiến cho họ phải rời đi. Sau đó, để thanh tẩy và đảm bảo rằng không ai có thể quay lại đảo, toàn bộ nhà cửa đều bị đập phá, dỡ bỏ và cũng kể từ đó, đảo biến thành đảo hoang không có người sinh sống”. 

Theo tiến sĩ kiêm nhà khảo cổ học Sarah Jane Gibbon, quần đảo Orkney là nơi duy nhất ở Tây Âu không có một tu viện nào được công nhận. Tuy nhiên, trên hòn đảo hình trái tim này lại có một tu viện, có thể xuất hiện từ thế kỷ 11. Đến bây giờ, người ta vẫn chưa khám phá được hết mọi thứ về tu viện này. 

Di tích tu viện cổ trên đảo
Di tích tu viện cổ trên đảo

Bước qua một cánh đồng hoa huệ và hoa dại, những người may mắn được đặt chân đến đây sẽ được chứng kiến những tàn tích còn lại của tu viện bằng đá cổ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra vết tích của khu nhà ăn trong tu viện, hành lang và tháp chuông cũng như những cổng vòm bên trong giáo đường. Bệnh cạnh các bức tường của tu viện, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu vết của kiến trúc Trung cổ trong tường đá, mái nhà... hé lộ về một thời kỳ lịch sử cổ xưa hơn. Những di tích thuộc thời kỳ tiền sử như gò đất mai táng hay tường từ thời kỳ đồ đá cũng được phát hiện. Tất cả bằng chứng đó mở ra tấm bản đồ dẫn đến một thế giới chưa từng được khám phá.

Tiến sĩ Sarah Jane Gibbon cho hay, “Eynhallow dịch ra có nghĩa là Đảo Thánh trong tiếng Na Uy cổ, nhưng ý nghĩa thực sự của nó ngay cả những cư dân trên đảo cũng chưa từng hiểu rõ”. 

Mặc dù với một kho tàng di tích khảo cổ là vậy, nhưng cho đến hiện tại Eynhallow vẫn chưa được đầu tư nghiên cứu, một phần là do việc tiếp cận khó khăn khiến các nhà khảo cổ học chưa thể giải hết bí ẩn trên hòn đảo Eynhallow, phần khác cũng là bởi nguồn nghiên cứu khảo cổ dồi dào ở Orkney, khiến các nhà khảo cổ học chưa thực sự chú ý đến hòn đảo này. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu tốt cho Eynhallow, ít nhất là đối với môi trường, bởi từ sau cuộc di tản hồi thế kỷ 19, hòn đảo trở thành nhà của nhiều loài chim biển, những vách đá ngày nay là chốn làm tổ của hải âu cổ rụt, nhạn biển Bắc cực hay mòng biển.../.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.