Gặp 8X làm phim “Hoa Đào”

Ngày 24/8, Cục Điện ảnh và Fafilm Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu về Tuần phim kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Phóng viên Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Nguyễn Thế Vinh - Đạo diễn phim “Hoa Đào”, bộ phim được chiếu khai mạc Tuần phim tại nhiều địa phương trong cả nước...

Ngày 24/8, Cục Điện ảnh và Fafilm Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu về Tuần phim kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Phóng viên Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Nguyễn Thế Vinh - Đạo diễn phim “Hoa Đào”, bộ phim được chiếu khai mạc Tuần phim tại nhiều địa phương trong cả nước.

* Trông anh chỉ mới ngoài đôi mươi, vậy “gia tài” của anh có mấy bộ phim?

a
Đạo diễn Nguyễn Thế Vinh

- Tôi 25 tuổi, tốt nghiệp Khoa Đạo diễn, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh được 3 năm. Sau khi ra trường, tôi về đầu quân tại Hãng phim Truyện I. “Hoa Đào” là bộ phim đầu tay của tôi.

* Ông Nguyễn Đăng Chương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn nói rằng, mỗi năm có hàng chục đạo diễn trẻ ra trường, tuy nhiên họ rất khó có cơ hội nhận vở, nhận phim. Vậy cơ duyên nào khiến anh trở thành đạo diễn phim “Hoa Đào”?

- Kịch bản “Hoa Đào” được duyệt sản xuất và kinh phí từ 2 năm trước. Lúc đầu, phim được giao cho đạo diễn khác làm nhưng vì một số lý do, đạo diễn đó không làm nữa. Để trở thành đạo diễn của phim, tôi cũng phải trải qua một cuộc sát hạch, nói nôm na là một cuộc thi tuyển.

Tôi phải trình bày trước Ban Giám đốc Hãng phim về cách xử lý kịch bản, cách dàn dựng, thể hiện cốt truyện, nhân vật. Lãnh đạo “OK” và giao phim cho tôi làm.

Khi tôi làm phim, mẹ tôi - Đạo diễn Phương Hoa - đã giúp đỡ, tư vấn cho tôi rất nhiều.

* Từ bao đời nay, hoa đào là hồn cốt của xứ rồng bay, thậm chí nó còn được rất nhiều người nêu ý kiến nên chọn hoa đào là Quốc hoa của Việt Nam. Làm phim phải như thật, thế nhưng trong phim, sự xuất hiện của hoa đào giả (tất cả mọi người xem đều nhận ra là hoa giả) lẫn hoa đào thật khiến người xem cảm thấy phim có cái gì đó giả tạo, khiên cưỡng?

- Tôi làm phim “Hoa Đào” vỏn vẹn chỉ có 6 tháng, trong đó mất 2 tháng chuẩn bị, 2 tháng quay và 2 tháng làm hậu kỳ. Sở dĩ có một số cảnh phải sử dụng hoa đào giả là bởi tại thời tiết. Năm ngoái, thời tiết nóng, hoa đào mất mùa. Các vườn đào cây đều đen sì, nụ hoa khô quắt. Vì hoa thật quá xấu nên chúng tôi phải bỏ nhiều cảnh quay có hoa thật, sử dụng hoa giả cho những cảnh quay cận cảnh hay đặc tả hoa đào.

Mặt khác, phim nhựa một cảnh quay phải mất một tiếng. Hoa đào chỉ nở tháng Tết, với tốc độ quay đó, để chỉ sử dụng hoa thật chúng tôi phải mất nhiều năm mới hoàn thành bộ phim. Một số người nói rằng nếu kinh phí bớt hạn hẹp thì phim sẽ khác.

* Một số nhà báo cho rằng cốt truyện phim không mới và thiếu kịch tính, bộ phim quay cận cảnh một số cảnh nóng là điều không cần thiết và các nhân vật nữ trong phim tạo ấn tượng không đẹp về người Thủ đô nghìn năm văn hiến?

- Mỗi bộ phim đều có kịch bản. Phim muốn hay trước tiên phải có kịch bản hay. “Hoa Đào” được làm tuân thủ theo cốt truyện và kịch bản. Do đó, các nhân vật trong phim được xây dựng và thể hiện theo ý tưởng của kịch bản. Mỗi người xem có một cảm nhận riêng khi xem phim.

Một cảnh trong "Hoa Đào"...
Một cảnh trong "Hoa Đào"...

Hoa đào chỉ là cái cớ để biên kịch và đạo diễn chuyển tải tới khán giả những xung đột về lối sống, sự suy nghĩ của các thế hệ khi cơn bão đô thị hóa tràn qua các vùng quê. Sự đứt gãy của các mối quan hệ giữa cha và con, giữa vợ và chồng, anh và em đã dẫn tới bi kịch gia đình. Tôi làm phim này với cái nhìn, cách cảm và cách thể hiện của thế hệ 8X. Theo tôi, phim không hề nói xấu phụ nữ Việt. Phim cũng có những điểm sáng.

Với tôi, phụ nữ không phải là quanh quẩn ở nhà với cái chổi và một mớ nồi xoong, họ năng động và mạnh mẽ không kém gì nam giới. Một người phụ nữ xinh đẹp, lăn lộn kiếm tiền nuôi chồng nuôi con, trong khi người chồng nhu nhược thì mải mê với sự nghiệp, không quan tâm và không có chính kiến gì trong cuộc sống cũng như đời sống vợ chồng. Sự lỡ lầm của người vợ có thể tha thứ. Chính người chồng ăn bám vợ mới xấu.

* Xin cảm ơn anh và chúc anh thành công với những bộ phim tiếp theo.

Nội dung phim “Hoa Đào”:

Sắc hồng hoa đào là sự ám ảnh đối với ông Lâm (Viết Liên) - người đàn ông góa vợ sinh ra trong gia đình có truyền thống trồng hoa đào. Sắc hồng ấy bỏ bùa mê cho chàng trai câm tên Cao - con trai ông Lâm và người yêu của anh -Thảo, một cô gái bán vàng, hương dạo. Nhưng sắc hồng ấy không có chỗ trong tâm hồn những con người như Thư - con dâu ông Lâm, thiếu phụ hăm hở khát vọng làm giàu từ thị trường chứng khoán, như Quý - con gái ông Lâm, cô sinh viên khát khao muốn sang Tây, như Thanh - con trai ông Lâm, chồng Thư, nhà nghiên cứu khảo cổ nhu nhược...

“Hoa đào” khởi chiếu ngày 31/8 tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nghệ An, Huế, Đắk Lắk, Phú Yên, Cần Thơ, Khánh Hòa.

Lam Hạnh

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.