Đừng chỉ nhìn vào mặt xấu của 'Tây ba lô'

Du lịch “Tây ba lô” chính là xu hướng trong tương lai, vì vậy hãy đầu tư ngay từ bây giờ.
Du lịch “Tây ba lô” chính là xu hướng trong tương lai, vì vậy hãy đầu tư ngay từ bây giờ.
(PLO) - Từ xưa đến nay, người Việt chúng ta vẫn quan niệm “Tây ba lô” là những du khách có mức thu nhập thấp hoặc dùng lương thất nghiệp để đi du lịch. Tuy nhiên, dù ở khái niệm nào đi chăng nữa thì người dân Việt Nam nói chung và những người hoạt động ngành Du lịch nói riêng cần phải thay đổi quan niệm đó bởi lẽ là khách du lịch theo hình thứ tour hay du lịch bụi thì họ vẫn ẩn chứa những tiềm năng lớn góp phần cho sự phát triển của du lịch nước nhà.

Chỉ nhìn vào mặt xấu

Không thể phủ nhận số ít những khách du lịch “Tây ba lô” hay tên gọi khác là du lịch bụi đã từng làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong mắt nhiều người ví dụ như: đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, tham gia giao thông hỗn loạn, hoặc bằng một lí do nào đó họ trở thành những “kẻ” hành khất nếu như những du khách này xin tiền vì một lý do nào đó. 

Hành động này khiến nhiều người dân địa phương rất bức xúc bởi việc ăn xin không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn làm nhiều người cảm thấy bị lợi dụng lòng tốt. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước Đông Nam Á khác. Nhiều người dân ở Singapore trước đây đã bày tỏ sự phẫn nộ khi tình trạng này diễn ra một cách công khai. Họ cho rằng các du khách đó đang vi phạm quy định về ăn xin trên đường tại quốc gia của họ. 

Không những xin tiền, những du khách này thường có xu hướng du lịch tiết kiệm nhất có thể nên không ít lần chúng ta bắt gặp hình ảnh họ ngủ ở vỉa hè, ghế đá, công viên…Những hình ảnh thật sự không đẹp một chút nào.

“Nguồn” phát triển du lịch có sức bền

Tuy nhiên, du lịch kiểu “Tây ba lô” không chỉ có những mặt xấu như những phân tích ở trên bởi không phải du khách nào sang Việt Nam cũng vậy. Số đông còn lại họ đang “ngầm” giúp hình ảnh Việt Nam đến gần với mọi người trên thế giới này. Và “Tây ba lô” chính là nguồn tiềm năng góp phần quảng bá và phát triển du lịch Việt.

GS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch phát triển trước báo chí rằng, việc tự thiết kế tour, tự đặt dịch vụ hay đi du lịch kiểu “Tây ba lô” là xu thế không thể phủ nhận của thế giới vì sự bùng nổ về thông tin qua mạng internet đã giúp khách du lịch có thể tự thực hiện những công việc này. Xu hướng nói trên chắc chắn sẽ ngày càng phát triển và Việt Nam có thể tận dụng điều đó.

Việt Nam được đánh giá là vùng đất thiên nhiên kì thú có chứa nhiều bí ẩn chính, vì vậy rất thích hợp để với khách du lịch bụi, bởi những người lựa chọn du lịch theo kiểu này là những người đang ở độ tuổi trẻ từ 20 – 40 tuổi. Đây là lứa tuổi có nhiều thời gian, sức khỏe, có nhiều mối quan hệ xã hội. Họ ưa dịch chuyển và sử dụng nhiều mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram... nên việc họ đi đến một vùng đất mới, phát hiện ra nhiều điều kì thú, tự mình trải nghiệm chia sẻ/post (đăng) cảm nhận chân thật lên thì cũng sẽ có sức lan tỏa rộng rãi hơn so với các độ tuổi còn lại. Điều này thật sự có tác dụng vô cùng to lớn trong việc quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới.

Hơn nữa, chúng ta cũng nên dần từ bỏ lối suy nghĩ du lịch “Tây ba lô” là du lịch dành cho người nước ngoài có thu nhập thấp. Bởi thực tế chứng minh có nhiều người có thu nhập cao nhưng họ vẫn chọn du lịch theo phong cách này bởi bản thân họ là người ưa khám phá và tìm tòi. Hoặc dù là khách “Tây ba lô” có thu nhập thấp nhưng họ lại đến từ những nước phát triển, nên dù chỉ chi tiêu 20 USD/ngày thì ngành Du lịch cũng sẽ thu được 20 USD chứ không rơi một phần lợi nhuận vào túi doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

Theo nhóm nghiên cứu Greg Richards and Julie Wilson (Tổ chức Nghiên cứu du lịch quốc tế ISTC), một khách “Tây ba lô” tiêu khoảng 2.200 USD cho một chuyến đi, nhiều hơn so với khách du lịch thông thường (1.470 - 1.800 USD). Điều đáng lưu ý là người dân địa phương sẽ được hưởng phần lớn trong số tiền này vì họ thường sử dụng các dịch vụ bình dân. Họ cũng dùng các sản vật của địa phương chứ không tiêu thụ những sản phẩm cao cấp, xa xỉ nhập khẩu. Đặc điểm tiêu dùng đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà hàng, người dân địa phương có thể tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có tại địa phương để thỏa mãn nhu cầu của khách, không phải bỏ quá nhiều vốn mà lợi ích mang lại không nhỏ.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã bắt đầu xây dựng và chú trọng phát triển chuỗi nhà hàng, khách sạn bình dân để tập trung vào bộ phận khách du lịch này. Tuy nhiên, từng đó chưa đủ đối với nguồn khách tiềm năng góp phần phát triển du lịch Việt có tên là “Tây ba lô”, mà chúng ta cần phải chú trọng hơn ở các mảng phương tiện di chuyển cá nhân, hỗ trợ thông tin…để giữ chân cũng như kéo du khách đến với Việt Nam./.

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.