Đón du khách Trung Quốc - nửa mừng, nửa lo

Khách du lịch Trung Quốc xuất hiện nhiều trên đường phố.
Khách du lịch Trung Quốc xuất hiện nhiều trên đường phố.
(PLO) - Trong vòng 1 năm trở lại đây, lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam tăng mạnh. Đi cùng đó có cả những lợi ích về mặt kinh tế lẫn hệ lụy, đòi hỏi người làm du lịch cần có những chính sách khai thác uyển chuyển, hợp lý.

“Than trời” vì du khách Trung Quốc

Hiện nay, hầu hết các điểm du lịch trong nước, từ Quảng Bình, Đà Nẵng, Hội An cho đến Vũng Tàu, Phú Quốc, Nha Trang đều khá đông đúc du khách Trung Quốc. Đều này đã dẫn đến sự tăng trưởng du lịch đáng kể trong nước nói chung và các địa phương nói riêng thời gian gần đây.

Rất nhanh chóng, người dân và các đơn vị du lịch của các địa phương này đã có những thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách Trung Quốc. Ngôn ngữ tiếng Hoa cũng được bổ sung vào thực đơn các nhà hàng. Thậm chí, tại một số thành phố “nhạy bén” như Nha Trang, ngay cả bảng giá tại các quán ăn vặt vỉa hè cùng đã bổ sung thêm tiếng Hoa. Các hướng dẫn viên biết tiếng Hoa được ưu tiên hơn trong tuyển dụng.

Tuy nhiên, do đặc tính về văn hóa, du khách Trung Quốc cũng đem lại một số hệ lụy cho du lịch các địa phương. Do tính chất đi đoàn đông, cộng với tính cách ưa náo nhiệt, ồn ào, hành xử nơi công cộng có phần lỗ mãng, lượng du khách Trung Quốc kéo đến thường dẫn theo hệ lụy là khách du lịch phương Tây, vốn ưa thích sự ngoạn cảnh, hưởng thụ du lịch một cách chậm rãi, lịch sự… giảm số lượng.

Đơn cử hai thành phố du lịch lớn là Nha Trang và Mũi Né, kể từ khi lượng du khách Trung Quốc tăng đột ngột, số lượng khách du lịch Âu Mỹ tại đây đã giảm đi hơn 1/2. 

Nhiều đơn vị kinh doanh nhà hàng khách sạn, dịch vụ du lịch lữ hành cũng “than trời” với du khách Trung Quốc, mặc dù lượng khách lớn, doanh thu tăng. Chị Kim Anh, chủ khách sạn K.A ở thành phố Nha Trang cho biết, khách du lịch Trung Quốc ở kín phòng, nhưng lợi nhuận của chị không tăng là bao, mặc dù phục vụ rất mệt. Lý do là vì du khách đoàn của Trung Quốc ở kín các phòng với mức giá kí hợp đồng lâu dài giảm khá mạnh so với giá thông thường.

Vào mùa vắng khách, điều này sẽ giúp cho duy trì doanh thu ổn định, nhưng mùa cao điểm, lượng khách Trung Quốc đông đồng nghĩa với cơ hội dành cho các khách lưu trú khác, giá cao hơn sẽ giảm đi. Bên cạnh đó, đoàn du khách Trung Quốc thường có nhiều trẻ nhỏ, sau khi đoàn rút đi, thường để lại các “hậu quả” về hư hại tài sản nho nhỏ.

Chị Kim Anh kể, có đoàn Trung Quốc sau khi thanh toán tiền trở về khách sạn mới phát hiện là tranh treo tường bị rách, thảm rách và đèn bàn gẫy… Vì thế, hiện tại Nha Trang đã có một số khách sạn có chính sách không nhận du khách Trung Quốc.

Về phần mình, nhiều đơn vị tổ chức du lịch lữ hành cũng đang than lỗ vì du khách Trung Quốc, đặc biệt là khoản… phục vụ ăn uống. Anh Tuấn Hưng, hướng dẫn viên một công ty du lịch lữ hành tại thành phố Nha Trang chia sẻ, thường phía khách Trung Quốc rất thích và hay đòi hỏi ăn uống phải là tiệc buffet.

Nếu giá cao quá, khách không chịu, nhưng nếu lấy giá bình dân theo ý khách thì rất dễ… lỗ, bởi du khách Trung Quốc tiêu thụ lượng thức ăn lớn, cạnh đó khá nhiều người thiếu ý thức thường lấy thức ăn dư ê hề, phải đổ bỏ. Nhiều chuyến du lịch ra Hòn Tằm của đơn vị này kí kết với khách hàng Trung Quốc phải tạm hoãn lại để công ty có phương án khác vì lượng thức ăn sử dụng cho tiệc buffet nhiều lần đều bị thiếu, mặc dù đã dự trù dư vì sức ăn “khủng” của du khách.

Một số khu vực đảo của Nha Trang đã bị ảnh hưởng môi sinh bởi lượng khách Trung Quốc quá đông, nhiều khách vô ý thức xả rác, phá hủy môi trường…

Bên cạnh đó, tại thành phố Nha Trang, dù lượng du khách Trung Quốc khá đông, nhưng phía các đơn vị làm du lịch Trung Quốc cũng đã có nhưng chính sách “khép kín”, tự mở điểm kinh doanh tập trung, cung cấp toàn bộ dịch vụ du khách cần như ăn uống, hàng hóa, lưu niệm…, các đoàn du khách Trung Quốc đến đều đưa về những điểm này, không để tiền du khách tiêu lọt ra ngoài. Chính vì thế, lượng khách thì đông, nhưng lượng mua sắm từ du khách tại đây không tăng đột biến.

Cần có chính sách kinh doanh đặc biệt

Du khách Trung Quốc đông đem theo nhiều bất cập, phiền nhiễu, tuy nhiên, cũng đem lại nguồn lợi lớn cho ngành du lịch trong nước. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 3/2017, tổng lượt khách Trung Quốc sang du lịch tại Việt Nam tăng hơn 63% so với cùng kỳ năm trước, ước tính gần 1 triệu du khách, tăng mạnh nhất trong nhóm thị trường có lượng khách du lịch ở Việt Nam. Trên thực tế, du khách Trung Quốc cũng đã “cứu” nhiều điểm du lịch khỏi cảnh đìu hiu vào mùa thấp điểm du lịch.

Thời điểm này cũng là “thời điểm vàng” thu hút du khách Trung Quốc đến với Việt Nam, khi mà thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản do những xung đột đang tạm ngưng khách Trung Quốc, Thái Lan siết chặt tour giá rẻ khiến lượng du khách Trung Quốc giảm mạnh. Tuy nhiên, đón khách Trung Quốc luôn đi kèm “nửa mừng, nửa lo”. Để khai thác nguồn du khách “khủng” này, cần có những chính sách kinh doanh đặc biệt, phù hợp cho họ. Hiện nay, một số đơn vị du lịch lữ hành cũng đang có sự tiến hành phân loại đối tượng khách Trung Quốc để có chính sách giá hợp lý, tránh lỗ. 

Thiết nghĩ, các nhà quản lý du lịch địa phương cũng cần có những phân loại khách hàng và có những chính sách phù hợp cũng như hướng dẫn cụ thể đối với các đơn vị kinh doanh du lịch. Làm sao để biến nguồn khách khổng lồ thành lợi nhuận, nhưng tăng trưởng du lịch phải bền vững chứ không tận thu, khai thác cạn kiệt, ảnh hưởng môi sinh… Đó là điều mà có lẽ doanh nghiệp làm du lịch nào cũng mong mỏi.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.