Đời sóng gió của nhạc sĩ "bài Tango cho em"

(PLO) - Lam Phương, với người yêu nhạc Việt trong và ngoài nước, luôn là một nhạc sĩ tài hoa, cha đẻ những bài hát buồn, đẹp, ru lòng đến nay vẫn còn ngân nga trên môi nhiều người. Đời Lam Phương, một con người tài hoa với hơn 200 bài hát làm say mê biết bao tâm hồn, giờ mong manh như lời hát của chính ông.
Trên đỉnh vinh quang
Tuổi thơ Lam Phương từ nhỏ đã thiếu vắng bóng dáng người cha, cha ông đã bỏ 6 người con tuổi còn thơ dại cho người vợ không nghề nghiệp ổn định, đi tìm tình yêu mới. Năm Lam Phương mười tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn, ở nhà của người bác để học ở trường Les Lauriers. Từ sớm, Lam Phương đã có niềm đam mê với âm nhạc. Thời ấy, chưa có nhiều tài liệu dạy nhạc, Lam Phương đã tự mày mò học guita bằng sách tiếng Pháp.Nhạc sĩ Lê Thương cùng bạn mình, thấy Lam Phương hiếu học và có năng khiếu, đã chỉ dạy Lam Phương tận tình.
Năm 1952, Lam Phương 15 tuổi, bản nhạc đầu tiên Chiều thu ấy, vốn là ca khúc nhạc nền cho vở kịch tại trường cậu đang theo học: “Chiều thu ấy, ngồi bên em dưới ánh trăng vai kề vai. Nhìn mây bay, hồn lâng lâng theo gió hương mùa say. Chiều thu ấy, nhìn nhau tay nắm tay mắt hoen lệ tràn”. Bài hát là bước đệm cho con đường âm nhạc của người nhạc sĩ. 
Ba năm sau, mới 18 tuổi, hàng loạt ca khúc viết về quê hương của Lam Phương ra đời: Trăng thanh bình, Nắng đẹp miền Nam, Nhạc rừng khuya, Khúc ca ngày mùa... Nhiều ca khúc của Lam Phương đã tạo nên một “cơn sốt” khi các hãng đĩa nhựa danh tiếng tranh nhau thu âm. 
NS Lam Phương hồi trẻ
 NS Lam Phương hồi trẻ
Cuộc đời Lam Phương sang một bước ngoặt mới vào năm 1960, khi ông chuyển sang cộng tác với các đoàn kịch nổi tiếng Hoàng Lan, Văn Phụng. Cuộc tình định mệnh của Lam Phương với Túy Hồng cũng bắt đầu từ đây.
Túy Hồng tên thật Trương Ánh Tuyết, sinh ra tại Bình Dương và lớn lên tại Sài Gòn. Anh trai Túy Hồng vốn là bạn thân của Lam Phương, thế nên, họ có dịp để gặp nhau thường vào dịp cuối tuần. Tình cảm nảy nở trong lòng Túy Hồng, cũng như nhiều mối tình ca sĩ – nhạc sĩ khác, cũng xuất phát từ lòng ngưỡng mộ tài năng, lòng say mê những bài hát của Lam Phương. Về phần Lam Phương, không biết do có tình cảm với Túy Hồng hay hợp nhau về tâm hồn mà với ông, Túy Hồng chính là người hát nhạc của ông hay nhất, khiến ông ưng ý nhất.
Tình yêu đẹp của họ bước sang giai đoạn hôn nhân năm 1959. Đến năm 1968, Túy Hồng đứng ra thành lập đoàn kịch “Sống -Túy Hồng”, sau lưng có hậu thuẫn của Lam Phương. Chính đoàn kịch này lại là điểm tựa để nâng tên tuổi cặp vợ chồng nghề sĩ này thăng hoa. Kịch Sài Gòn hồi ấy đã có một hình thức mới, rất đặc sắc: Trong những vở kịch của Túy Hồng, đều có âm nhạc của Lam Phương làm nhạc nền, nhạc mở đầu và kết thúc kịch. 
Những bài hát của Lam Phương thì khỏi nói, nó dịu dàng, say đắm, làm người xem kịch dịu lòng, cảm thấy vở kịch trở nên nhẹ nhàng nên thơ bội phần. Ở khía cạnh ngược lại, mỗi bài hát của Lam Phương ra đời, đều được đến với công chúng thông qua một kênh rất hiệu quả là những vở kịch của đoàn kịch Túy Hồng, nhờ vậy mà càng vang danh hơn. 
Hồi ấy, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục thoại kịch và những vở  của ban kịch “Sống -Túy Hồng” bao giờ cũng thu hút nhiều người xem nhờ sự kết hợp hai yếu tố “nhạc – kịch”. Kịch “Sống – Túy Hồng” trở thành món ăn không thể thiếu trong nhà những thị dân Sài Gòn ngày ấy. Và mỗi khi một vở kịch ra đời, thì một bài hát của Lam Phương, ngay hôm sau lập tức được săn lùng và trở thành “bài hot”, nói theo ngôn ngữ bây giờ.
Thừa thắng xông lên, giai đoạn này, Lam Phương sáng tác rất nhiều bài hát, và bài nào cũng trở thành những bài hát được công chúng Sài Gòn lãng mạn, yêu sự yếu mềm đón nhận nhiệt liệt. Với thành công của cả kịch và nhạc, vợ chồng Lam Phương trở nên giàu có, hơn rất nhiều so với nhiều cặp nghệ sĩ thời ấy. Vợ chồng Lam Phương có nhà lầu, xe hơi và các tiện nghi rất nhiều người mơ ước. Say mê trên đỉnh vinh quang, đôi vợ chồng ấy không thể ngờ được sẽ có ngày cuộc đời lại gần như quay lưng với họ. Họ lưu lạc sang đất Mỹ với hai bàn tay trắng.
Nửa đời sóng gió
Đầu năm 1999, trong một lần đi thăm một người bạn, nhạc sỹ Lam Phương bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người, phải ngồi xe lăn.
Đầu năm 1999, trong một lần đi thăm một người bạn, nhạc sỹ Lam Phương bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người, phải ngồi xe lăn. 
Đến Mỹ, để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện, bươn chải để mưu sinh và lo toan cho gia đình... Trong cuộc mưu sinh cực nhọc, người nghệ sĩ chưa bao giờ thôi cháy niềm đam mê với nghệ thuật. Cuộc sống xứ người dần có chút ổn định, ông lại tìm kiếm, đi thuê các quán café để cuối tuần hội họp anh em văn nghệ, để ông và người vợ yêu được sống lại cái không khí nghệ thuật mà cả hai mê đắm.
Trong những ngày tháng mưu sinh chật vật để tìm cơ hội sống lại với nghệ thuật một cách thực sự, thì đột ngột, tình yêu, hạnh phúc bỏ Lam Phương mà đi. Túy Hồng đã thay lòng, bà quyết định bỏ Lam Phương theo tình yêu mới. Lời bài hát Anh đã lầm đưa em sang đây là để nói lên tâm sự ăn năn, u uất của ông khi còn lại một mình với trái tim vỡ: “Anh đã lầm đưa em sang đây. Để đêm thường nghe tiếng thở dài/Thà cuộc đời yên trong lòng đất. Được trở về tiếng khóc ban sơ/Hơn là mang kiếp mong chờ...”.
Bỏ lại đất Mỹ nơi từng chứng kiến tình yêu, sự khốn khó và niềm đau của mình, Lam Phương lưu lạc sang Paris, bắt đầu lại cuộc đời, vẫn mưu sinh vất vả với những nghề lao động chân tay. Ở đây, ông đã gặp người đàn bà đem lại cho ông “ánh sáng mới” để viết nên những bài hát rộn rã niềm yêu: Mùa thu yêu đương, Tình hồng Paris, Bài tango cho em... Nhưng vài năm sau, mối tình ấy cũng tan vỡ, ông lại một mình đơn côi.
Trở về Mỹ năm 1995, người nghệ sĩ lúc này đã tìm kiếm cho mình một tình yêu mới để nâng đỡ tinh thần. Nhưng định mệnh buồn vẫn không từ bỏ ông. Năm 1999, bị tai biến, Lam Phương liệt nửa người. Tình yêu cuối cũng đã rời ông mà đi. Lam Phương sống một mình cô đơn nơi đất khách, âm thầm, vò võ. Trước đó, như một dự cảm, Lam Phương sáng tác tặng mình bài hát Một mình: Sáng mai thức giấc/ Nhìn quanh đời mình/ Ngoài hiên nắng lóe/ Đàn chim giật mình… 
Đời Lam Phương, một con người tài hoa với hơn 200 bài hát làm say mê biết bao tâm hồn, giờ mong manh như lời hát của chính ông. Dường như, đó là một định mệnh buồn của người nghệ sĩ.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.