Độc đáo Chùa Dơi

Độc đáo Chùa Dơi
(PLO) -Tọa lạc trên đường Văn Ngọc Chính (thuộc phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), chùa Dơi được biết đến là một địa điểm du lịch văn hóa tâm linh độc đáo. 
 

Chùa Dơi tên gọi chính là chùa Mã Tộc (hay chùa Mahatúp) - một quần thể kiến trúc cổ đẹp mắt, và là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Sở dĩ ngôi chùa cổ này được gọi bằng cái tên dân dã chùa Dơi là vì trong khuôn viên chùa là nơi sinh sống của một đàn dơi khổng lồ, có thời điểm bầy dơi đông đúc hàng ngàn vạn con, sải cánh rợp kín một khoảng trời.

Theo các thư tịch cổ còn lại có ghi chép: Chùa Mã Tộc được khởi công xây dựng từ năm 1569, cách đây gần 500 năm. Trải qua thời gian, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Năm 1999, Chùa Dơi Sóc Trăng đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Năm 2008, chùa Dơi Sóc Trăng bị cháy ngôi chánh điện và đã được phục chế lại như cũ vào tháng 4/2009. 

Chùa Dơi được xây dựng theo lối kiến trúc Khmer cổ, chánh điện có bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn. Bao quanh chánh điện là các hàng cột đỡ, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar chắp hai tay trước ngực... Là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nên trong chánh điện của chùa Dơi có pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2m và một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda. Khắp trên các bức tường là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời cho tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn. Đặc biệt, trong chùa Dơi Sóc Trăng còn lưu giữ các bộ kinh ghi trên lá cây thốt nốt, và những hiện vật quý hiếm mang giá trị đặc sắc về văn hóa tín ngưỡng của vùng đất Nam bộ.

Như đã nói, sở dĩ ngôi chùa cổ Mã Tộc được biết đến nhiều hơn với cái tên dân dã là Chùa Dơi bởi ở đây có rất nhiều dơi. Dơi trong chùa thuộc loại dơi quạ to con, trọng lượng từ 1 - 1,5kg với sải cánh rộng đến 1,5m, chúng có 2 màu vàng - đen trông bắt mắt. Tuy là loài động vật ăn hoa quả nhưng đàn dơi này không bao giờ ăn quả chín trong vườn chùa Dơi Sóc Trăng, mà thường bay đi xa để kiếm ăn, ngôi chùa chỉ là nơi trú ngụ của chúng mà thôi. Điều kỳ lạ nữa là mặc dù ở Sóc Trăng cũng có nhiều ngôi chùa thanh tịnh khác với vườn cây bóng mát, nhưng việc bầy dơi này chỉ chọn Chùa Dơi Sóc Trăng làm nơi cư trú là điều dường như vẫn còn bí ẩn. Chúng chỉ đậu trên những tán cây trong khuôn viên chùa, tuyệt nhiên không đậu ở bên ngoài.

Ban ngày, đàn dơi treo mình lủng lẳng trên các cành cây như những chùm trái chín. Khoảng 6h chiều, chúng bay đi kiếm ăn và quay về vào khoảng 5h sáng hôm sau. Và kỳ lạ thay, khi bay đàn dơi lượn vòng chứ không bay thẳng qua nóc ngôi chính điện của Chùa Dơi Sóc Trăng...  Nếp sinh hoạt và thói quen kỳ lạ của loài dơi khiến cho các Phật tử có nhiều cách giải thích đượm màu sắc tâm linh, huyền bí. 

Từ lâu Chùa Dơi Sóc Trăng đã là một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút Phật tử khắp nơi và du khách... 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.