Dinh Độc Lập mở cửa thêm 2 phòng cho khách tham quan

Dinh Độc Lập được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: H.C
Dinh Độc Lập được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: H.C
Phòng làm việc của Phó tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ và phòng ngủ của Tổng thổng VNCH Nguyễn Văn Thiệu trong Dinh Độc Lập sẽ được mở cửa cho khách tham quan.

Bà Trần Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Hội trường Thống Nhất (Văn phòng Chính phủ) - Đơn vị quản lý Dinh Độc Lập cho biết, từ ngày 28/4 Di tích lịch sử này sẽ mở cửa thêm 2 phòng mới được phục chế để phục vụ khách tham quan. Đó là phòng làm việc của Phó tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ và phòng ngủ của Tổng thổng VNCH Nguyễn Văn Thiệu.

"Trên cơ sở một số hiện vật gốc còn lưu lại và những bức ảnh cũ, 2 phòng này đã được phục chế để khách tham quan thấy được phong cách thiết kế của thập niên 70 và phần nào thể hiện cá tính của từng người qua cách sắp đặt, trang trí phòng", bà Diệp cho biết.

Bên cạnh đó, nhân kỷ niệm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2016), nhằm đa dạng hóa các hoạt động tại Dinh Độc Lập, đơn vị quản lý cũng ra mắt một số hoạt động theo cách tiếp cận mới về giáo dục bảo tàng, nhằm tạo sự trải nghiệm, chủ động khám phá di sản dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Gồm hoạt động ngoại khóa chuyên đề (dành cho các nhóm, lớp học với số lượng hạn chế) và hoạt động thường xuyên tại câu lạc bộ (dành cho các em đi theo gia đình hoặc tự do).

Dinh Độc Lập (quận 1) có diện tích sử dụng 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, sân thượng, tầng hầm với khoảng 100 phòng, mỗi phòng được trang trí nội thất khác nhau. Nơi đây từng là cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn cũ, nơi ở của gia đình Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Dinh cao 26 m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh được trang bị hiện đại gồm điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho... Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam.

Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm là người cho xây công trình này vào năm 1962 từ Dinh Norodom cũ đã được người Pháp xây dựng năm 1868. Đồ án thiết kế tòa nhà là của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã (Grand Prix de Rome), giải thưởng cao nhất của trường Mỹ thuật Paris.

Ngày 30/4/1975, Dinh Độc Lập là nơi chuyển giao quyền lực của chính quyền VNCH cho chính quyền cách mạng, kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm. Tháng 11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc cũng diễn ra tại đây. Với những ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, năm 1976 Dinh đã được Nhà nước đặc cách công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Từ năm 1990, nơi đây mở cửa đón khách du lịch và hiện mỗi ngày có hàng nghìn lượt người trong nước và quốc tế tới tham quan.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.