“Dị nhân” hàng chục năm chỉ sống bằng mỳ tôm

Cụ Ấu bên những thùng mì tôm dự trữ
Cụ Ấu bên những thùng mì tôm dự trữ
(PLO) - Mỳ tôm không phải là một món khoái khẩu của cụ, chỉ vì ngoài thứ thực phẩm ấy ra , bụng cụ không “chịu” được thứ nào khác. Cụ cũng muốn ăn cơm, ăn cháo bình thường như mọi người. Bởi theo nhẩm tính, có khi số tiền mua mỳ tôm ăn, nếu tiết kiệm cụ có thể nuôi được năm, sáu người cháu của mình ăn học nên người.
Hàng chục năm chỉ ăn duy nhất… mỳ tôm

Mỳ tôm là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng để ăn thay cơm như cụ Bùi Ngọc Ấu (SN 1934) ở xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang suốt từ năm 1980 đến nay thì quả là chuyện lạ. Ở làng này, nhiều người gọi cụ là Ấu “mỳ tôm” vì “thành tích” ăn mỳ tôm trong suốt mấy chục năm. 

Lúc chúng tôi đến, chỉ có một mình cụ Nguyễn Thị Phú, vợ của cụ Ấu ở nhà. Cụ Phú bảo: “Ông lão nhà tôi vừa đi ra ngoài cánh đồng để lấy rau về cho gà. Các chú đợi một lúc, ông ấy về”. 

Cụ bà tóc bạc trắng, nhưng vẫn còn nhanh nhẹn và minh mẫn so với tuổi 80 rất nhiều. Tôi hỏi cụ: “Ông cháu mấy chục năm ăn mỳ, còn bà cháu thì sao?”. Cụ cười: “Ông ấy ăn mỳ bao nhiêu năm thì tôi ăn cháo từng ấy năm. Bắt đầu từ lúc ông bị đau dạ dày. Ông không ăn được cơm, chỉ húp được ít cháo loãng cầm hơi, cho đến khi không ăn được cháo, chuyển hẳn sang ăn mỳ tôm nhưng tôi vẫn giữ thói quen cũ, ngày nào cũng nấu một ít cháo hoa để ông ấy ăn thêm vài thìa cho đỡ xót ruột. Ông ấy cũng không ăn, thành ra lại một mình tôi phải ăn hết nồi cháo ấy”. Cũng vì vậy mà ở làng Hồ Lương, nếu cụ Ấu được phong danh là “vua mỳ tôm” thì cụ Phú được cho là “bà cháo”.
Cụ Ấu về. Khác nhiều so với những gì chúng tôi mường tượng ban đầu, dáng người nhỏ nhắn, tưởng ở tuổi cụ thì nếu không chống gậy cũng bước thấp bước cao, nhưng đằng này cụ lại đi xe đạp, từng vòng đạp vẫn đều và chắc chắn lắm. 
“Ở làng này, vào tầm tuổi như ông nhà tôi không ai còn được khỏe mạnh như vậy đâu. Ông vẫn làm Hội trưởng Hội Người cao tuổi của làng, vẫn đi họp, đi hội nghị dưới xã đều đều. Mọi việc trong nhà như cám bã cho lợn gà đến hơn hai sào lúa ngoài đồng đều một tay ông ấy làm tất”, cụ Phú cho biết. 
Nghe kể, cụ Ấu người ở đất Hải Dương, chuyển về đất Hồ Lương sinh sống đến giờ cũng ngót một đời người. “Tôi có bốn người anh em nhưng đều đã mất tất cả rồi.  Lúc mọi người còn sống cũng không ai ăn mỳ tôm giống tôi cả”, cụ Ấu cho biết.
Theo cụ Ấu cho biết, từ bé đến lớn sức khỏe cụ rất tốt, không hề biết đau ốm là gì và cụ cũng không biết mùi vị, hay một sợi mỳ tôm là gì cả, mãi đến khi bị bệnh đau dạ dày hành hạ. Lúc ấy cụ Ấu ngoài 20 tuổi, mới lập gia đình. Bà Phú vội vàng đưa chồng đi ra trạm xá xã rồi chuyển lên bệnh viện đa khoa của huyện. Bệnh viện kết luận cụ bị đau dạ dày rồi cho thuốc về uống. Tuy nhiên, cụ uống thuốc tây mãi cũng không thấy bệnh tình thuyên giảm. 

Đúng lúc ấy thì có người nhà bệnh nhân cùng cảnh giới thiệu cho cụ một bài thuốc dân gian của ông thầy trên phố Hàng Than (Hà Nội) rất hiệu nghiệm. Những vị thuốc bắc kết hợp với bột nghệ vàng được tán thành bột nhồi trong ống tre lại làm giảm những cơn đau quằn quại trong bụng cụ. 

“Thế là từ đấy tôi bỏ luôn thuốc tây, chuyển sang dùng bài thuốc đông y của ông thầy lang này. Phải đến 10 năm như vậy tôi mới khỏi bệnh dạ dày”, cụ Ấu nhớ lại.

Khi bài thuốc tán trong ống tre hợp với bệnh tình thì lại xảy ra một “biến chứng” khác khiến cụ Ấu phải lao tâm khổ tứ. “Qua mấy tháng uống thuốc, hễ ăn cơm vào là tôi lại bị chướng bụng, đầy hơi, trong người lúc nào cũng rạo rực khó chịu. Còn nếu ăn nhiều thì y như rằng bụng lại đau quặn lên như trước. Vì thế mà tôi không dám động đến một hạt cơm. Vợ tôi thấy vậy nấu cháo cho tôi ăn, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn là tôi lại thấy tức bụng, nôn nao trong người, những cơn đau dạ dày lại quay lại hạnh hạ”, cụ kể tiếp. 
Theo cụ Ấu cho biết, từ cháo đến cơm cụ đều không ăn được. Kinh tế gia đình vốn đã thiếu thốn, kể từ lúc cụ ốm đau thì lại càng thêm kiệt quệ. Mẹ cụ Ấu vì lo lắng nên mất ăn, mất ngủ người cũng gầy rạc đi, bà vừa pha mỳ mà vừa ứa nước mắt cầu trời hy vọng. Lạ thay, vừa ngửi mùi thơm của gói mỳ, cái bụng đói meo của cụ như nổi sóng, thèm ăn. Cụ bắt đầu ăn mỳ tôm từ đận ấy.

Biết bụng cụ Ấu đã “chịu” được mỳ tôm, cả gia đình ai cũng vui mừng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nỗi lo khác. Theo cụ Ấu cho biết, lúc ấy nước mình mới kháng chiến chống pháp thành công, mỳ tôm chỉ phổ biến ở miền Nam, còn miền Bắc thì rất hiếm. Để mua được một gói mỳ tôm là điều không đơn giản. 

“Mỳ tôm bấy giờ chỉ có một loại, đó là mỳ sợi (chỉ có một sợi dài cuộn lại – PV), thường dùng phục vụ trong quân đội. Ở các cửa hàng phân phối thực phẩm không bán, phải mua lại từ những người trong Nam mang ra với giá rất cao. Mãi sau này cửa hàng phân phối thực phẩm mới bán, nhưng là mỳ vụn chứ không phải mỳ tôm gói như bây giờ” – vợ cụ Ấu kể.

Mì tôm đã theo cụ hơn nửa cuộc đời
Mì tôm đã theo cụ hơn nửa cuộc đời 
Tiền mua mỳ có thể nuôi được con cháu ăn học nên người
Nhưng cũng lạ một điều là, dù ăn mỳ tôm thay cơm nhưng cụ Ấu vẫn khỏe mạnh, làm việc bình thường như mọi người. Cụ kể, cách đây gần 20 năm, khi đi làm thợ xây cho một gia đình ở thôn bên cạnh, thấy cụ chỉ ăn mỳ tôm và còn nói là ăn mỳ thay cơm, có người không tin bèn thách cụ ăn mỳ tôm liền nửa tháng không động đến một hạt cơm nào mà vẫn làm việc bình thường thì sẽ biếu cụ chục thùng mỳ. Cụ đã nhận lời thách đấu và trong nửa tháng ấy, cụ đã ăn toàn mỳ tôm mà vẫn làm việc bình thường.

Mỗi sáng cụ bà dậy sớm đun cho chồng một phích nước để cụ ông pha mỳ. Tâm sự với người viết, cụ bảo, tính ra thì mỳ tôm đắt hơn cả gạo. Nhưng giờ ngoài mỳ không ăn được những thứ khác nên đành bấm bụng mà mua. 

Theo cụ thì cho biết, tất cả các loại mỳ tôm cụ đều đã ăn qua. “Mỗi ngày tôi ăn hết ba gói mỳ, tính ra 1 hộp mỳ ăn được có 10 ngày, một tháng ăn hết gần ba trăm nghìn đồng tiền mỳ. Trước đây, tôi hay mua từng thùng một, hết thùng này đến thùng khác, nhưng giờ mỳ đắt quá, tôi chỉ mua mỳ vụn cho tiết kiệm vì mỳ vụn chỉ có 15 nghìn đồng/kg”, cụ Ấu thật thà kể.

Cụ Ấu sinh được sáu người con trai, nhưng từ năm 2005 nay, bốn người đã chết vì tai nạn giao thông. “Cuối tháng 5/2005, hai người con tôi là Bùi Ngọc Trường, Bùi Ngọc Giang về quê Hải Dương chơi. Khi từ dưới quê lên thì bị tai nạn giao thông cách nhà có 15km, hai đứa đều đi luôn một ngày. Hai thằng em của Trường và Giang là Hồng và Nam thì cũng bị người ta say rượu lái xe đâm chết sau đó khoảng 3 năm”, những đám táng liên tiếp ập đến gia đình “vua mỳ”. 
Cụ Ấu bảo, lúc bị tai nạn, Trường với Giang đang ôm hai hộp mỳ. Vụ tai nạn khiến mỳ bắn tung tóe và thấm ướt máu hai người con trai của cụ. Mỗi lần ăn mỳ là những ký ức không vui ấy lại hiện về. Cảnh đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, hai cụ đau đớn đến đứt từng khúc ruột. 

Điều khiến “vua mỳ” khổ tâm nhất chính là những đứa cháu sớm mồ côi cha, phải chịu nhiều thiếu thốn, thiệt thòi. “Cả bốn đứa mất khi các con của chúng nó đều còn rất nhỏ. Thằng Hồng mất, mẹ nó đưa hai cháu vào Nam làm công nhân, đến Tết mới về. 

Còn cháu Bùi Thị Yến, con gái cả thằng Trường, thi đỗ Đại học Luật Hà Nội, đi học được một tháng thì phải bỏ vì không có tiền đóng học phí”, cụ ông trải lòng mình. Tính đến nay, cũng không biết là cụ đã ăn bao nhiêu mỳ tôm. Giọng cụ trầm buồn, bảo: “Số tiền mua mỳ tôi từng ăn, nếu để tiết kiệm có khi tôi đã nuôi được năm đến sáu đứa cháu ăn học đàng hoàng”.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.