“Đi cùng ánh sáng”- gỡ những mâu thuẫn trong gia đình

Đi cùng ánh sáng
Đi cùng ánh sáng
(PLO) -Kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt trọn vẹn bộ sách “Đi cùng ánh sáng” 15 tập - một bộ sách ý nghĩa và cần thiết dành cho các gia đình Việt Nam.

“Đi cùng ánh sáng” được biết đến như một bộ sách tranh cảm động về gia đình Hikaru - một cậu bé tự kỉ. Những gì diễn ra trong cuộc sống của gia đình Hikaru phản ánh một cách sống động, sâu sắc và nhân văn tình cảm gia đình trong những mối những mâu thuẫn, rắc rối mà mỗi thành viên trong gia đình đều phải đối mặt.

Gia đình Hikaru có bốn người, bố mẹ đều là những công chức phải nỗ lực bươn trải trong cuộc sống để có thể lo lắng đầy đủ cho các con. Hikaru mắc chứng tự kỉ, đó là khó khăn đầu tiên và lớn nhất mà bố mẹ cậu gặp phải.

Bố Hikaru bỏ đi, gia đình bên nội của Hikaru quay lưng với con dâu và cháu trai, với những định kiến ác nghiệt dành cho người mẹ: Nào là Hikaru mắc tự kỉ do mẹ không biết nuôi con, bỏ mặc con, cho con ăn thức ăn chế biến sẵn… Mẹ Hikaru không dám đối diện với cú sốc này, cô giấu mình và giấu đứa con của mình trong bóng tối của sự vô tri, cô độc và khổ đau.

Nhưng rồi tình yêu và trách nhiệm đã lên tiếng, trên con đường tìm hiểu và chiến đấu chống lại chứng tự kỉ, mẹ Hikaru đã có lại sự chung lưng đấu cật của chồng.

Từng bước một từ dò dẫm đến lên kế hoạch, gia đình Hikaru trở thành tổ ấm đúng nghĩa - nơi mọi nỗi đau, bất hạnh đều có được sự thấu hiểu và chia sẻ giữa các thành viên.

Hikaru càng lớn, những mối quan hệ xã hội càng mở rộng, những rắc rối càng tăng lên, gia đình trở thành nơi trú ngụ cho mỗi người trong vòng tay yêu thương và chia sẻ của các thành viên. 

Mỗi độc giả khi đọc “Đi cùng ánh sáng” đều nhận thấy hình bóng của mình xuất hiện đâu đó trong cuốn sách. Đó có thể là khi chịu áp lực trong học hành, thi cử hay trong chính công việc, những rắc rối trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, những thay đổi của tuổi dậy thì, bạo lực học đường…

Với cách tiếp cận chân thực về hiện thực đời sống, tác giả Keiko Tobe đã cho người đọc một hình dung cụ thể về một gia đình Nhật Bản đương đại và soi mình vào mỗi trang sách, mỗi khung thoại. Những kiến thức về tự kỉ được lồng ghép nhuần nhị trong mỗi bước đường của Hikaru sẽ là những gợi ý cho các gia đình có con em mắc chứng tự kỉ. 

Nhưng trên hết “Đi cùng ánh sáng” là một bộ sách cần thiết cho mỗi gia đình và cho mọi lứa tuổi bởi nội dung gần gũi và gợi mở.

Nét vẽ mộc mạc mà biểu cảm, các khung thoại đơn giản nhưng đầy sức nặng, và đặc biệt lối kể chuyện từ tốn mà đầy truyền cảm, như gieo từng giọt, từng giọt yêu thương vào lòng bạn đọc.

Có lẽ vì thế mà câu chuyện mới gần gũi và chân thật, không giáo điều, khô cứng. Còn điều gì quý giá hơn những câu chuyện đơn giản vô ngần như thế?

“Đi cùng ánh sáng” mang về cho Keiko Tobe Giải Xuất sắc tại Liên hoan Mĩ thuật Truyền thông Nhật Bản, được sự giúp đỡ của Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam và Mạng lưới Người tự kỉ Việt Nam, bộ truyện tranh “Đi cùng ánh sáng” do Song Tâm Quyên dịch đã chính thức được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam trong dịp kỉ niệm 28.6 Ngày gia đình Việt Nam. 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.