Đêm hội tôn vinh văn hóa dân tộc Việt

Đêm tôn vinh văn hóa các dân tộc sẽ tái hiện lại phiên chợ của vùng cao phía Bắc, chợ nổi Nam Bộ, chợ đồng bằng và trung du Bắc Bộ gồm 30 gian hàng của 10 làng nghề dân gian truyền thống: Rượu làng Vân, Mỳ Chũ (Bắc Giang), tranh đá quý (Chương Mỹ, Hà Nội), dệt Triều Khúc (Hà Nội), lụa tơ tằm (Hà Đông, Hà Nội)...

Liên hoan văn hóa các dân tộc Việt Nam được tổ chức tại Làng văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội ) trong hai ngày 18 và 19/4 với chủ đề: “Vận hội năm rồng- Đại đoàn kết- Khát vọng và Thăng hoa”.

Liên hoan là nơi để đồng bào các dân tộc nhìn lại những kết quả đạt được và kiểm điểm những phần việc còn khiếm khuyết, cần phải khắc phục để thực hiện tốt chính sách dân tộc để có thể bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Liên hoan lần này bao gồm 8 nội dung chính: hội nghị sơ kết đánh giá 3 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ- TTg của thủ tướng Chính phủ lấy ngày 19/4 hàng năm là “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam”, hội nghị xúc tiến Đầu tư Du lịch, văn hóa, khai mạc triển lãm Làng nghề dân gian truyền thống, chợ vùng cao phía Bắc và các hoạt động thể thao dân gian, vui chơi giải trí, hội trại thanh niên…
Theo ông Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ VHTTDL các Ban, Bộ, ngành và các địa phương đã được sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, công chức viên chức, người lao động và đồng bào tại các địa phương, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số.
Đây là một hoạt động thiết thực góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tuyên truyền, vận động tạo sự gắn kết giữa 54 dân tộc anh em trong “ngôi nhà chung”. Vì vậy các hoạt động trong liên hoan lần này phải được chọn lọc và mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, vùng, miền. Ngoài ra phải đảm bảo chất lượng, nội dung nghệ thuật, có tính dân tộc và tính hiện đại.
Điểm nhấn của liên hoan năm nay là chương trình nghệ thuật đặc sắc hội tụ tinh hoa của văn hóa dân tộc- khắc họa hình tượng Rồng bay lên cùng vận hội đổi mới của đất nước, hướng tới tầm nhìn 2015- 2020.
Chương trình gồm ba chương: “Đặc sắc văn hóa chợ Việt Nam- Phơi phới sức thanh xuân- Vận nước năm rồng, sen hồng rực rỡ, tầm nhìn và khát vọng vươn lên”. Chương trình do nhà văn Nguyễn Khắc Phục viết kịch bản với sự thể hiện của 100 diễn viên đến từ các đơn vị nghệ thuật và trên 200 người từ 13 cộng đồng dân tộc. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV1, VTV4, VTV5 và phát sóng trên Đài tiếng nói Việt Nam VOV.
Bên cạnh đó, đêm tôn vinh văn hóa các dân tộc sẽ tái hiện lại phiên chợ của vùng cao phía Bắc, chợ nổi Nam Bộ, chợ đồng bằng và trung du Bắc Bộ gồm 30 gian hàng của 10 làng nghề dân gian truyền thống: Rượu làng Vân, Mỳ Chũ (Bắc Giang), tranh đá quý (Chương Mỹ, Hà Nội), dệt Triều Khúc (Hà Nội), lụa tơ tằm (Hà Đông, Hà Nội).
Đây cũng chính là nơi giới thiệu nét đặc trưng về văn hóa dân tộc thông qua sản phẩm văn hóa, du lịch, sản vật địa phương, hàng thủ công truyền thống. Du khách tham gia chợ vùng cao sẽ cảm nhận được sự gần gũi trong không gian văn hóa chợ, được tham gia vào các loại hình nghệ thuật đặc sắc.
Cũng trong liên hoan, Ban tổ chức đã trao giải cho 11 cá nhân và 12 tập thể có đóng góp tích cực, thiết thực cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc tại địa phương.
Bích Thảo

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.