Đạo diễn trẻ đưa truyện cổ tích Việt vào phim

Đạo diễn Đặng Đình Nam trong buổi làm việc.
Đạo diễn Đặng Đình Nam trong buổi làm việc.
(PLO) - Bỏ lại mơ ước, tìm đến tiếng cười qua những tập phim ngắn, những trang kịch bản, Đặng Đình Nam, sinh năm 1989 (nghệ danh Nam Non Nớt) đã quá quen thuộc với các bạn trẻ Hà Nội qua những thước phim “triệu view” trên mạng xã hội. 

Tắt giấc mơ họa sĩ và cái duyên điện ảnh

Ngay từ nhỏ Đặng Đình Nam đã yêu thích truyện tranh, anh sáng tác những câu chuyện qua những hình vẽ và đều đặn mỗi tuần một tập đem  đến lớp cho các bạn đọc. Truyện tranh của anh xoay quanh chủ đề học sinh, các bạn trai bạn gái trêu nhau, nô đùa. Nhiều năm sáng tác, khi học hết lớp 9 các bạn trong lớp in thành cuốn lưu bút.

Đặng Nam chia sẻ: “Mình từng mơ ước làm hoạ sĩ truyện tranh, khao khát được sáng tác. Ngày đó nhịn ăn sáng, sang bà nhổ tóc sâu bà cho vài trăm đồng con mình để dành tiền mua truyện đọc. Thấy mình ham đọc truyện quá bố mẹ đốt sách truyện, mình phải mang truyện ra vườn chôn xuống đất giấu. Ngày đó, mình xin bố mẹ cho mình học vẽ, tưởng được bố mẹ ủng hộ nhưng bố mẹ nói: “Làm hoạ sĩ chết đói!” làm mình không còn dám mơ ước gì nữa”. 

Từ đó con đường học tập của chàng đạo diễn rẽ sang hướng khác. Đặng Đình Nam thi vào Đại học Bách khoa học công nghệ thông tin. Mọi chuyện tưởng an bài với cậu sinh nghèo, cho tới khi tìm được niềm đam mê đích thực. Đặng Nam kể lại ngày đầu đi làm thêm để kiếm tiền học: “Bên cạnh Bách khoa có mở một khoá học Arena, mình tìm hiểu và thấy khá hay, liều mình sang đăng ký thi, chỉ là thử sức mình  không ngờ đạt điểm cao và được học bổng. Nhưng học bổng đó chỉ được một học kỳ. Mình  học được 3 tháng biết thiết kế 2D, bắt đầu đi làm thuê tại các cửa hàng làm quảng cáo. Vừa làm vừa lo bố mẹ biết sẽ lại cấm”.

Sau 2 năm càng học càng nâng cao tay nghề, Đặng Nam làm cho các hãng lớn như Adiddas... bản thân đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế. Ngoài việc đi làm kiếm tiền trang trải việc học, Đặng Nam còn thu nạp cho mình vốn kiến thức về quản trị. 

Trong một lần làm việc, người quản lý chỗ anh làm đặt vấn đề muốn làm clip quảng cáo vì nó mới mẻ và lạ. Đặng Nam bắt đầu viết kịch bản và câu chuyện về đứa trẻ ăn xin cho anh cảm hứng. Trên đường đi làm anh gặp cậu bé xin 20.000 đồng mua cơm. Hỏi vì sao xin số tiền đó thì cậu bé nói xin đủ để mua suất cơm.

Câu trả lời khiến anh ngẫm nghĩ rất nhiều, nhận ra  ăn xin cũng cần có nhân cách và ngay trong đêm kịch bản “Giá như em có thể tai nạn thêm lần nữa” đã ra đời.  Anh đăng lên facebook tuyển diễn viên đặt tên ekip là “Hên Xui TV” vì chưa biết “ngả rẽ” này sẽ may mắn hay rủi ro. Năm 2013 chính thức con đường đến với điện ảnh cho Đặng Nam được mở lối.

Phim ngắn “Giá như em có thể tai nạn thêm lần nữa” của Đặng Đình Nam dù có ất nhiều “sạn” nhưng khán giả dường như không còn để tâm đến vì đã thuyết phục được người xem bằng cốt truyện và tính nhân văn của nó. Phim ngắn đầu tay đạt “triệu view”, được nhiều fanpage đăng tải, đó có thể coi là thành công cho một người làm phim không chuyên như Đặng Nam. 

Khát vọng đưa cổ tích Việt vào phim

Hiện nay, sau nhiều khó khăn trong công việc khởi đầu, Đặng Nam đã có thể sống bằng nghề viết, làm phim, được các công ty lớn, đài truyền hình mua kịch bản, mời về làm đạo điễn. 

Đồng nghiệp, bạn bè của anh nhận xét: “Nam Non Nớt làm đạo diễn cũng tốt, biên kịch cũng ổn, quay phim cũng chuyên nghiệp. Tạo dựng được cho mình một ekip, để có thể sản xuất từ đầu đến cuối cho một sản phẩm”. 

Còn Đặng Nam thì cười lớn khi nghe câu nhận xét này, anh bày tỏ: “Bản thân nhận thấy mình làm tốt nhất ở vị trí đạo diễn, biên kịch, cái gì cũng biết nhưng mình nên chuyên tâm một phần thế mạnh, phát huy nó tốt hơn. Hai dự án tiếp theo của mình sẽ cho mọi người thấy rõ nhất khả năng và chất xám được đầu tư từ kịch bản. Dự án sắp tới là sitcom, trong đó có “ Tấm cám một đời ân oán” được phát tập 1 trên Mocha. Kịch bản mình viết trong 2 tuần với 15 tập.

Toàn bộ được xây dựng trên điển tích trong cổ tích đặc biệt nhân vật chính không phải là Tấm mà là dì ghẻ. Một câu chuyện hài hước bi thương, chính Bụt là người giúp đỡ dì ghẻ. Đây là một kịch bản mang đậm chất sitcom, phù hợp với mọi lứa tuổi. Không chỉ cổ tích Tấm Cám mà còn có Thạch Sanh, Thánh Gióng, Sọ Dừa..., các câu chuyện cổ tích được kết nối với nhau. Cổ tích là chất liệu để mình khai thác, đào sâu”.

Bộ sitcom thứ 2 là “ Định luật bảo toàn bạn trai”, Đặng Nam bắt tay với Nguyễn Gia Uyển Lâm viết kịch bản. Đây là câu chuyện về tình cảm, phá vỡ về cái nhìn giới tính trong xã hội. Điểm khác của các phim ngắn của anh đó là màn đấu trí, không bi luỵ, không một chiều cho nhân vật chính. 

Đến thời điểm này, Đặng Nam đang tìm kiếm một nhà đầu tư, để phim có góc nhìn điện ảnh tầm cỡ hơn. Những chia sẻ của chàng đạo diễn, nhà sản xuất trẻ phần nào cho mỗi người nhìn thấy được tuổi trẻ bồng bột, tuổi trẻ hoài bão, tuổi trẻ liều lĩnh nhưng cũng rất bản lĩnh. Ở đời nếu không mơ ước thì sẽ chẳng thể chạm tay vào điều ước. Hy vọng rằng, một ngày nào đó điện ảnh Việt Nam sẽ có riêng cho mình một vũ trụ điện ảnh tạo dựng từ cốt lõi của chính cổ tích Việt. 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.