“Đánh thức” một dòng truyện ly kỳ, hấp dẫn

Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
(PLO) - Hàng loạt đầu sách văn học trinh thám được các nhà xuất bản đua nhau mua bản quyền chuyển ngữ và phát hành, trong khi đó văn học Việt thời gian qua chỉ lẻ loi một vài tác phẩm thuộc thể loại này xuất hiện trên thị trường.  

Hiếm hoi người viết  

Cho đến nay, không ít người vẫn nghi ngại khi nói đến dòng văn học trinh thám nước nhà bởi sự xuất hiện quá thưa thớt của các tác giả, tác phẩm và sự đứt đoạn một thời kỳ dài không có sự phát triển của dòng văn học này. Có chăng, người ta chỉ điểm được vài cái tên như Thế Lữ, Phạm Cao Củng, Bùi Huy Phồn... 

Và cũng phải mãi tới những năm 20 của thế kỷ trước, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, dòng văn học này mới bắt đầu xuất hiện qua các đại diện: Thế Lữ với “Tiếng hú hồn mẹ Ké” và một vài truyện mang yếu tố trinh thám khác. Rồi tiếp đó là Lê Văn Trương với “Những cảnh hoang tàn của Đế Thiên Đế Thích”... 

Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều, gần đây trên thị trường xuất bản bắt đầu bung ra loạt truyện vụ án. Những tiểu thuyết loại này như “Cổ cồn trắng”, “Hành trình của sói”... được xây dựng theo lối nệ thực, ít hư cấu, chủ yếu dựa vào tư liệu có sẵn. Thậm chí ta còn nhầm lẫn giữa tư liệu và tiểu thuyết. Người viết tư liệu thì cứ tưởng mình đang viết tiểu thuyết. “Và thực tế, cái gọi là “dòng văn học trinh thám Việt Nam” chỉ là một vạch chỉ rất đỗi mờ nhòe và đứt gãy trong lịch sử văn học nước nhà”, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận định. 

Mới đây, nhà văn Di Li đã trở lại văn đàn với tiểu thuyết trinh thám “Câu lạc bộ số 7”. Chỉ mới ra mắt nhưng “Câu lạc bộ số 7” đã nhận được nhiều đánh giá khả quan từ những người trong nghề. Tác giả của “Trại hoa đỏ” vẫn giữ nguyên “phong độ” trinh thám khi tập trung vào đề tài chưa từng được đề cập đến trong văn học: Giới tính thứ tư. 

Bằng sự tưởng tượng phong phú và vốn kiến thức sâu rộng của nhà văn, “Câu lạc bộ số 7” thách đố độc giả đi tìm lời giải “Ai là thủ phạm”. Cũng như tác phẩm đã dẫn dụ người đọc qua những câu đố thắt tim khi lần lượt chứng kiến năm vụ án mạng tưởng chừng chỉ là những tai nạn thông thường.  

Ta cũng có thể điểm tới một số tác phẩm khác như: “The Joker” của Phan Hồn Nhiên; “Những hiệp sĩ Zmen” của Bùi Chí Vinh; “Hồ Ly Tiên”, “Sao chi” của Huỳnh Ngọc Chênh... Nhưng sự xuất hiện hiếm hoi của những đầu sách văn học thuộc các thể loại “bị lãng quên” này xem ra không đủ sức khỏa lấp nổi một khoảng trống mênh mông của dòng văn học thể loại trinh thám. 

Nhà văn Di Li cũng nhìn nhận rằng: “Viết truyện trinh thám đòi hỏi người viết phải có một sự tưởng tượng phong phú và sáng tạo không ngừng. Đây là một thách thức rất lớn với những ai muốn theo đuổi đề tài này”.  

Đường đã mở, ai đi? 
Sự xuất hiện “Trại hoa đỏ” vào năm 2008, mới đây là “Câu lạc bộ số 7” của nhà văn Di Li đã làm dấy lên những tranh luận sôi nổi về thể loại văn học trinh thám. Với cách viết thuyết phục và tạo được những điểm thắt, mở quan trọng, đầy kịch tích và sức thu hút, nhà văn Di Li đã hoàn toàn chinh phục được người đọc.  
Dấu ấn thành công từ các tác phẩm này cũng đã phần nào chứng minh rằng văn học Việt hoàn toàn có thể có những tác phẩm thuộc thể loại trinh thám đủ sức thu hút người đọc và tạo được sự quan tâm của dư luận. Có thể nói, nhà văn Di Li đã dám thử thách với văn chương và vượt qua được những rào cản khó khăn để mở lại con đường cho dòng văn học này. Tuy nhiên, đường đi đó rất hiếm người dám đặt chân vào. 
Khi bàn đến vấn đề văn học thuộc thể loại trinh thám, nhiều nhà văn đều có cùng ý kiến rằng không thể đòi hỏi cao hơn ở văn học Việt khi các thể loại đề cập trên vốn không dễ viết, có viết cũng rất khó thu hút, thuyết phục nếu như người viết không có nền tảng bền vững về kiến thức khoa học pháp lý,vụ án và một niềm đam mê theo đuổi đến cùng. 

Đã có nhiều buổi tọa đàm, hội thảo về văn học trinh thám, phiêu lưu kỳ ảo nhưng những tranh luận cũng chỉ gần như đưa về điểm bắt đầu. “Viết truyện trinh thám hay viễn tưởng, kỳ ảo đều rất cần có vốn kiến thức sâu rộng về lĩnh vực khoa học. Nhưng khó đòi hỏi điều này ở những cây bút trẻ, bởi thực tế người viết nào cũng chỉ xem văn chương là nghề tay trái, khó bắt họ phải bỏ công đầu tư nghiên cứu 2, 3 năm để cho ra đời một tác phẩm khi họ hoàn toàn không thể sống chỉ bằng viết văn”. 

Mọi mong muốn cho một sự phát triển trở lại của những dòng văn học này đều phải ... chờ. Và sự mất cân bằng ở các thể loại văn học trong dòng văn học Việt là điều không thể tránh khỏi, nhà văn Nguyễn Quang Thiều phân tích.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.