Tiếc nhớ nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sự ra đi đột ngột của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm khiến công chúng cả nước không khỏi bàng hoàng. Mọi người ngậm ngùi tiếc nhớ một nhà thơ tài hoa, gần gũi, đồng cảm với bao thế hệ sinh viên, học trò...

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời vào chiều 20/4 tại nhà riêng, hưởng thọ 69 tuổi. Theo thông tin được gia đình chia sẻ, lễ viếng và truy điệu ông diễn ra từ 14h30 đến 16h thứ Bảy ngày 24/4 tại Nhà tang lễ 125 Phùng Hưng, thành phố Hà Nội.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm
 Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm ra đi khiến không ít người yêu thơ ngẩn ngơ buồn: "Bài thơ duy nhất chép vào sổ lưu niệm ngày tốt nghiệp trung học của mình là "Chiếc lá đầu tiên" của ông. Tới giờ mình vẫn thuộc, với câu thơ kinh điển: "Tiếng ve râm ran xé đôi hồ nước". Ngày xưa Hội sinh viên trường mình đến mời ông tới đọc thơ ở trường cho sinh viên nghe. Ông rất bình dị, thậm chí ăn vận hơi xoàng xĩnh, gần gũi và nói chuyện thơ cuốn lắm... Thanh niên giờ chắc ít ai biết tới và thuộc thơ ông. Vĩnh biệt ông, nhà thơ của tuổi trẻ. "Em đã yêu anh, anh đã xa rồi", bạn đọc L.K viết.

Bạn đọc H.A.A cảm thán: “Em thấy không tất cả đã xa rồi!!! Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ... Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế!?... Sân trường đêm rụng xuống trái bàng đêm..." RIP thi sĩ Hoàng Nhuận Cầm!

Chị Yến Lý thì bày tỏ: "Có lẽ ông đã không còn vương nỗi buồn nào của thế gian, nên thanh thản ra đi - nhà thơ của thế hệ chúng tôi, thế hệ mà đứa nào cũng có một tập thơ chép tay, mà bài "Chiếc lá đầu tiên" luôn được vẽ bằng nét chữ nắn nót bay bổng nhất.

"Như sáng nay....ai biết mình vừa mất mát gì không?".
R.I.P nhà thơ #HoangNhuanCam."
 

Trên trang cá nhân, chị M.L viết: "Bài thơ này, mình đã chép trong trang đầu tiên của cuốn album ảnh khi chia tay tuổi học trò. Lần nào đọc lại, cũng vẫn thấy bồi hồi, trở về kỷ niệm của những ngày cùng bạn bè tự học rất khuya trên lớp, có lúc xuyên đêm khi mùa thi về ở CHV. Và con đường có "sân trường đêm rụng xuống trái bàng đêm"...

Chép lại bài thơ, xin được vĩnh biệt nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm!"

 

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm sinh năm 1952 tại Hà Nội. Ông là con đầu lòng của nhạc sĩ Hoàng Giác. Nhiều bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm mà phần lớn là thơ tình được các bạn đọc trẻ tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên yêu thích vì nó gắn với những kỷ niệm của tuổi trẻ, tình yêu với một giọng thơ trẻ trung, sôi nổi. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Chiếc lá buổi đầu tiên, Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu,...

Ngoài thơ ca, ông còn viết kịch bản phim. Ông là tác giả kịch bản của rất nhiều bộ phim nổi tiếng như: Đêm hội Long Trì, Hà Nội - Mùa đông năm 1946,  Mùi cỏ cháy...Ông cũng tham gia diễn xuất với vai Bác sĩ Hoa Súng trong chương trình Gặp nhau cuối tuần và vai nhà thơ trong phim Số đỏ.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.