Đa sắc Lễ hội Dạ cổ Hoài lang 2016

Đa sắc Lễ hội Dạ cổ Hoài lang 2016
(PLO) - Tối 12/9, Bạc Liêu đã long trọng tổ chức “Lễ hội Dạ cổ Hoài Lang” năm 2016. Đây là hoạt động chính thức của tỉnh Bạc Liêu tham gia “Năm du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long”. Vào những ngày này, không khí lễ hội đã bao trùm khắp xứ sở của bản Dạ cổ hoài lang bất hủ. Lễ hội sẽ kéo dài đến ngày 15/9. 

Lễ hội đa sắc màu

Theo ghi nhận của phóng viên, Lễ hội Dạ cổ hoài lang bao gồm nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và tôn vinh bản sắc truyền thống văn hóa của dân tộc. Từ đó động viên, khích lệ các nghệ sĩ, nghệ nhân nâng cao ý thức gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống; đồng thời không ngừng phát huy, sáng tạo và từng bước làm cho nền văn hóa truyền thống của tỉnh nhà đậm đà bản sắc dân tộc.

Chọn lễ hội như một hoạt động để hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia, Bạc Liêu như muốn khẳng định rằng: Đây là lễ hội văn hóa du lịch. Với tầm cỡ và quy mô như thế nên việc thiết kế chương trình lễ hội được chuẩn bị rất chu đáo. 

Theo đó, các hoạt động diễn ra xuyên suốt trong Lễ hội này bao gồm: Lễ Giỗ tổ Cổ nhạc, Lễ thắp hương tri ân nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Một số hoạt động khác mang đậm tính chất “hội” như: Hội thi ẩm thực (lúc 13-17 giờ ngày 13/9 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Bạc Liêu); thi tìm hiểu bản Dạ cổ hoài lang, vọng cổ, ca dao, hò vè, thơ ca (lúc 8-17 giờ ngày 13-14/9 tại Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu. 

Theo dự kiến có 20 đội tham gia. Nhân sự kiện văn hóa này, Ban tổ chức lễ hội cũng đăng cai tổ chức Liên hoan đờn ca tài tử 3 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cà Mau năm 2016 mở rộng. Liên hoan diễn ra từ ngày 13-15/9/2016 tại Nhà hát Cao Văn Lầu. Tính đến nay đã có 7 tỉnh, thành phố đăng ký tham gia như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Tiền Giang, Vĩnh Long, TP HCM và Bình Dương. Bế mạc Lễ hội Dạ cổ hoài lang và chương trình công diễn trao giải Liên hoan đờn ca tài tử 3 tỉnh sẽ diễn ra vào lúc 19h ngày 15/9/2016 tại Nhà hát Cao Văn Lầu.

Những nấc thang phát triển bài “Dạ cổ”

Cũng cần nhắc lại rằng, cách đây gần một thế kỷ, bài “Dạ cổ Hoài lang” được “khai sinh” vào đúng đêm trăng rằm. Hai mươi câu nhịp đôi đã bật ra tiếng lòng của người cô phụ, nghe tiếng trống đêm nhớ chồng khôn nguôi. Hoàn cảnh éo le của thời phong kiến “Tam niên vô tử bất thành thê” đã tước đi quyền làm vợ của người phụ nữ.

Cám cảnh cho hoàn cảnh của vợ chồng phải lìa đôi ngả vì định luật khắt khe, nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã “tức cảnh sinh tình”! Ông để tiếng đờn kìm dẫn dắt tâm tư mình. Để rồi trong cái thứ ánh trăng vằng vặc ấy, như soi thấu tâm can người chồng hết mực yêu thương vợ, ông vẫn trọn tấc lòng với âm nhạc. 

Thế là bài “Dạ cổ Hoài lang” đã chính thức ghi tên ông trong bảng vàng âm nhạc dân tộc bằng một mốc son chói lọi. Công lao ấy của người nhạc sĩ tài hoa đã được dàn dựng công phu trong tiết mục ca cảnh “Chuyện tình Dạ cổ” được trình diễn tại buổi lễ khai mạc lễ hội. Từng sắm vai người phụ nữ chịu thương chịu khó, nghệ sĩ Ngọc Đợi (đoàn cải lương Cao Văn Lầu) đã chạm tới trái tim khán giả bằng tài “ca trong diễn, diễn trong ca” của nàng.

Có duyên với những vai bi, kép chánh Anh Chàng (đoàn Cao Văn Lầu) cũng đã xuất sắc khi hóa thân thành công vai bác Sáu Lầu. NSƯT Phượng Loan, người góp mặt trong buổi lễ khai mạc đã bày tỏ niềm hạnh phúc của mình khi được mời biểu diễn trong lễ hội đầy ý nghĩa như thế.

NSƯT Phượng Loan chia sẻ: “Bất cứ hoạt động nào có liên quan mật thiết đến nghiệp ca cải lương, tôi đều muốn tham gia, huống chi Bạc Liêu đầy nghĩa tình như thế. Cho nên, giá nào tôi cũng sắp xếp để có thể tham gia khi quê hương của bác Sáu cần mình. Hơn nữa, đứng trên sân khấu của một trong những chiếc nôi của cải lương Nam bộ, tôi thấy mình hãnh diện và tự hào lắm”. 

Tại buổi lễ khai mạc, khán giả đã được tận mắt “chiêm ngưỡng” và thưởng thức thành quả mà các bậc tiền nhân đã có công xây dựng và phát triển bài “Dạ cổ”. Từ bài ca nhịp đôi, hậu duệ của Cao Văn Lầu đã sáng tạo và phát triển lên các bài ca cổ nhịp tư, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32.

Bản vọng cổ nhịp 32 đang thịnh hành và phổ biến trong cả nước. Đó có thể được xem là bản vọng cổ đã định hình, mẫu mực mà chưa bản nhạc trữ tình nào vượt qua được. Chính từ đây, mọi người mới hiểu hơn giá trị và sức sống của bản vọng cổ mà càng biết ơn nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ông đã cho ra đời bản “Dạ cổ Hoài lang” – một tuyệt tác năm xưa để có bản vọng cổ “vàng son” ngày hôm nay. 

Lễ hội một lần nữa mang đến cho khán giả thông điệp: Cải lương hôm nay có được chắp cánh hay không, công lao đầu tiên rất lớn đã thuộc về người cha đã khai sinh ra bài “Dạ cổ”! 

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.