Cuộc đời nổi nênh của những người dân "Bãi giữa"

Cuộc đời nổi nênh của những người dân "Bãi giữa"
(PLO) -Gọi bãi giữa sông Hồng là một “hòn đảo”, hãng tin Channel NewsAsia đã có bài viết về cuộc sống bấp bênh của những người dân sống trên những ngôi nhà nổi tạm bợ ở đây.

Ở rìa của trung tâm thành phố, nơi những tiếng còi xe điên cuồng đã mờ dần, là “hòn đảo” ở giữa sông Hồng thường được người địa phương cho là khu vực tồi tàn của Hà Nội. Những kim tiêm đã qua sử dụng và những tấm chăn bẩn thỉu nằm rải rác trên nền đất ở khu vực nơi cầu Long Biên cũ kỹ và hoen rỉ chạy qua.

Nhưng ở khu vực xa hơn, sát bờ sông, là nơi ở của cộng đồng những người định cư sống trên những ngôi nhà nổi chênh vênh được gắn chặt với những thùng dầu và dây thừng.

“Chúng tôi thường gọi những người ở đó là Xóm Liều, có nghĩa là những người mạo hiểm” - anh Nguyễn Thanh, một cựu kiến trúc sư đô thị đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ (NGO) chuyên làm việc về các vấn đề liên quan đến phát triển đô thị, cho biết.

Người này tiếp bước người khác, những người định cư trái phép từ các vùng quê kéo đến đây hòng kiếm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Không có tiền và cũng chẳng có giấy phép, họ dựng lên nơi trú ẩn bằng phế liệu, lập thành một khu dân cư mà chính quyền đã chọn nhắm mắt cho qua.

Bên trong một ngôi nhà nổi ở sông Hồng
Bên trong một ngôi nhà nổi ở sông Hồng

“Đây là vấn đề rất khó khăn - người ta đến và làm những ngôi nhà tạm rồi ở đó trong nhiều năm khiến khu vực trải dài hơn” – anh Thanh nói. Hòn đảo này - vốn là nơi trú ngụ của hơn 100 người chỉ là một trong nhiều khu định cư bất hợp pháp dọc sông Hồng và tiếp giáp với trung tâm thành phố.

Ở đây là “phương án cuối cùng

Những người định cư ở khu vực nói trên là một phần của xu hướng đô thị hóa nhanh chóng vốn là kết quả của sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người ở nông thôn đổ xô tới các thành phố để tìm kiếm cơ hội, dân cư đô thị của Việt Nam, theo các số liệu thống kê chính thức, đã tăng trung bình 3,4% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009.

Tuy nhiên, những người định cư trái phép không được nêu trong bất kỳ cuộc điều tra dân số chính thức nào. Từ góc độ quản lý đô thị, họ là mối phiền toái cần phải giải quyết, đặc biệt là ở tỉ lệ người kéo đến. Bị nhồi nhét vào những “ốc đảo” nằm ngoài guồng quay của xã hội, những người dân dễ bị tổn thương và tuyệt vọng ở đây có thể sa vào tình trạng phạm tội hay ma túy trong quá trình tìm cách sống sót ở thành phố lớn.

Một trong những người di cư như vậy là ông Nguyễn Đăng Được. Từng là một cựu chiến binh nhưng lại rơi vào tình trạng vô gia cư sau khi bị mất tích trong chiến tranh và được tuyên bố đã hy sinh, ông Được rời khỏi ngôi làng của ông từ 30 năm trước và lập một căn chòi bất hợp pháp ở khu vực sông Hồng.

“Tôi đã nghĩ rằng việc đến đây định cư là giải pháp cuối cùng. Mãi tôi vẫn không thể quen được với cuộc sống mới. Hàng ngày, tôi nhặt rác và phế liệu để bán lấy tiền sống qua ngày” – ông cho hay.

Trước đây, ông Được từng nghĩ rằng tới thành phố lớn sẽ có những cơ hội việc làm mà ở quê của ông không có. Nhưng, ông sớm nhận ra rằng những kỹ năng mà ở thành phố cần phải có hoàn toàn khác với việc duy nhất mà ông biết là lao động chân tay như trồng trọt. Vì vậy, ông đành phải làm những công việc lặt vặt như nhặt rác để bán lấy tiền.

Đây cũng là câu chuyện quen thuộc với hầu hết những cư dân bất hợp pháp khác ở “hòn đảo” trên sông Hồng. “Ở làng quê tại tất cả các nơi trên thế giới, người ta thường nghĩ rằng ở thành phố sẽ có cơ hội kiếm tiền nhiều hơn nhưng sự việc không dễ như họ nghĩ” – bà Perine Corgie, Chủ tịch Trường học trên Thuyền, một NGO được thành lập nhằm giúp những người sống trên đảo hòa nhập cộng đồng cho biết.

Hầu hết những người định cư không có giấy tờ hợp pháp thậm chí là giấy khai sinh. Điều đó có nghĩa là họ không được công nhận là cư dân của Hà Nội, khiến họ khó có thể được các công ty tuyển dụng và các bậc cha mẹ có thể xin học cho con.

Những người định cư ở đây cho biết, điều quan trọng nhất là không có cơ quan quản lý nào có các bước đi để giúp họ. Họ thậm chí còn không có cả những dịch vụ cơ bản như nước sinh hoạt, điện hay gas. Họ chỉ có thể tiếp cận nước sạch từ các giếng khoan do các NGO đào cho và lấy điện từ các tấm năng lượng mặt trời cũng do các NGO tài trợ.

Những ngôi nhà bị bão lật tung

Vào buổi chiều mà Channel NewsAsia tới, một phụ nữ 28 tuổi tên Trần Thị Phúc đang ngồi xổm nướng thịt trên một bếp nướng làm bằng dây thép và một chiếc lọ nhỏ. Người mẹ của 2 đứa con này đã chuyển tới đây sống cùng gia đình nhà chồng sau khi 2 người kết hôn.

Vừa lật những xiên thịt nướng, chị Phúc vừa nhảy qua nhảy lại trên một tấm ván hẹp nối ngôi nhà của chị với phần đất khô trên bờ để dỗ đứa trẻ đang khóc. Với một ngôi nhà nổi cách mặt nước chỉ vài cm, vốn khó có thể đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ - sự an toàn của những đứa con là điều mà chị Phúc luôn lo lắng. “Chỉ vài ngày trước, một số ngôi nhà đã bị lật trong một cơn bão. Những cơn bão ở đây rất đáng sợ” – Phúc cho hay.

Trong mùa mưa, mực nước có thể dâng cao đáng kể và rất nhanh, đẩy những người dân sống trên những ngôi nhà nổi lâm vào cảnh không an toàn. Dù vậy nhưng họ vẫn cố gắng làm hết sức có thể để vun đắp cho ngôi nhà của mình.

Ở bên ngoài ngôi nhà của chị Phúc, phần mái làm bằng một tấm kẽm gỉ và những bức tường bằng ván ép mỏng dán đầy những áp phích quảng cáo phim cùng những tấm bạt rách rưới. Nhưng ở bên trong lại khác. Khi bước vào bên trong, chú chó của gia đình đang ngồi cạnh một bát cơm có lấm tấm thịt chạy ra mừng rỡ chào.

Chị Phúc bồng đứa con mới sinh ngồi lên một tấm thảm có in bảng chữ cái ở nền phòng khách. Không gian phía bên trong tương đối ấm cúng, với những tấm cửa sổ lớn nhìn ra những vườn chuối và sông Hồng. Trên những bức tường là ảnh của gia đình chị, chủ yếu là ảnh cậu con trai 8 tuổi của chị. Trong một khuôn hình, em bé đeo cà vạt và một bức hình khác là ảnh chụp với áo tốt nghiệp. Ngôi nhà của chị phản chiếu hy vọng và mong ước của bất kỳ bà mẹ nào.

Trẻ không được đến trường

Không có tay nghề và thất học, hầu hết những người sống ở đây đều làm những công việc lặt vặt để nuôi sống gia đình họ. Chị Phúc chỉ kiếm được khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng nhờ công việc dọn dẹp trong thành phố. “Chúng tôi làm bất cứ việc gì được thuê” – chị Phúc thổ lộ. Chồng chị thì làm lái xe chở hàng.

Con đường duy nhất để thoát khỏi vòng quay nghèo đói là đảm bảo con của họ được giáo dục đầy đủ. Nhưng các trường công sẽ không nhận chúng nếu không có các giấy tờ như giấy khai sinh hay địa chỉ nhà phù hợp. Trong những năm gần đây, những người định cư đã nhận được sự giúp đỡ từ các NGO để nộp giấy khai sinh và sau đó là ghi danh vào trường học.

Nhưng khi được nhận vào, chúng lại đối mặt với những vấn đề khác. “Hầu hết những đứa trẻ đó không ngồi trong lớp học và lắng nghe giáo viên giảng bài. Nhiều đứa trong số đó lại đi ăn cắp – tình trạng vốn khó tránh khỏi khi bạn đang trong tình trạng vô cùng thiếu thốn” – bà Corgie cho hay.

Những đứa trẻ có thể bị đuổi học vì hành vi xấu hay đôi khi đơn giản là chúng tự chọn bỏ học để làm việc phụ giúp gia đình. Rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương, chúng có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục hay nghiện ma túy. “Hàng ngày chúng đều bị kỳ thị nên chúng tôi cố gắng ở đây để cho chúng thấy rằng đó không phải là việc làm phổ biến, rằng vẫn có những người quan tâm đến chúng” - bà Corgie nói thêm.

Cần tái thiết đồng bằng sông Hồng

Trong năm 2008, chính quyền Hà Nội đã ký hợp đồng với 3 công ty tư vấn nước ngoài để lập quy hoạch tổng thể cho thành phố. Kế hoạch này bao gồm một dự án tái phát triển lớn dọc sông Hồng, mà theo một số thông tin sẽ bao gồm 1 đê dài 42km được xây dựng để mở đường cho các dự án phát triển mới.

“Đảo” của những người định cư nằm trong dự án phát triển đã đề xuất, đồng nghĩa với việc họ có thể mất nhà tạm cùng với 39.000 hộ dân khác sống dọc con sông có thể phải tái định cư. Theo kế hoạch ban đầu, việc tái định cư này sẽ hoàn thành vào năm 2016. Tuy nhiên mọi việc vẫn chỉ ở trên giấy.

Hiện nay và cả trong thời gian tới, những người định cư ở khu vực này vẫn đang sống trong tình trạng bấp bênh. Trở về quê nhà không phải là lựa chọn của họ. “Chúng tôi sẽ không có quyền gì ở quê vì sau vài thập kỷ tất cả những giấy tờ đăng ký hộ tịch của chúng tôi đều đã hết hạn. Nói thẳng ra là chúng tôi không thể về quê” – ông Được cho hay.

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.