Cụ nội đầu thai, bé gái hơn 2 tháng tuổi biết nói?

Cụ nội đầu thai, bé gái hơn 2 tháng tuổi biết nói?
(PLO) - Người dân huyện Kim Bảng (Hà Nam) đang truyền tai câu chuyện bé Lê Thị Yến Nhi (SN 26/5/2013), con gái của anh Lê Văn Tân (SN 1988) và vợ là chị Lường Thị Thoa (SN 1993, ngụ thôn Thọ Cầu, xã Tượng Lĩnh) biết nói khi mới hơn 2 tháng tuổi.

Sinh ra không khóc, lại cười?

Tại gia đình của cặp vợ chồng trẻ, giữa trưa, người mẹ trẻ đang bế nựng đứa con, nay đã hơn 4 tháng tuổi trên võng. Đứa bé bụ bẫm, đôi mắt đen, to. Người mẹ cho biết: “Hôm đầu tiên bé nói được là chừng 2 tháng 20 ngày. Bố nó tự nhiên bảo nghe thấy con nói mấy hôm trước, nhưng nghĩ mình nghe nhầm.
Một hôm, khi cả nhà đang xem phim vào khoảng 9h tối, bé khóc đòi ăn, bố nó mới ghi âm lúc bé nói. Mới đầu, thật tình tôi không tin, cả nhà ai cũng sửng sốt nhưng đến khi anh nhà tôi ghi âm được thì ai cũng công nhận bé gọi được. Tôi cũng từng nghe trực tiếp cháu nói. Cháu thường gọi khi khóc đòi ăn và cả lúc chơi”.
Tiếp lời vợ, anh Tân kể: “Ở nhà, tôi là người hay cho bé ăn. Lần đầu tiên bé nói được là câu “mẹ ơi” nhưng tôi không ghi âm được. Tối hôm sau, khi đang nằm chơi thì bè gọi “bà ơi”. Rồi buổi sáng sau đó, bé liên tục gọi mẹ, bà, suốt ngày bắt ngồi chơi nói chuyện, bắt bố bật video cho xem. Giờ gọi được cả “bố ơi” rồi”.
Theo lời người cha, lúc mới sinh, so với các bé cùng độ tuổi thì con mình không có biểu hiện gì khác lạ. Chỉ khác là bé không khóc, lúc sinh xong bế ra là cười, mang đi tiêm cũng không khóc. Lúc để bé đói quá, bé khóc chốc lát nhưng tiếng khóc cứ “ai ái” chứ không gào thét.
Giờ giấc sinh hoạt của bé cũng đảo lộn. Cứ đều đặn 1 – 2h giờ đêm hôm nào bé cũng dậy đòi bố mẹ trò chuyện, không có ai chơi đùa, chuyện trò là bé kêu.
Để chứng minh, anh Tân mở một video trong điện thoại cho chúng tôi xem đoạn ghi hình đứa bé gọi được hai lần từ “bà ơi”. Từ lúc phóng viên đến, bé Nhi nằm ngoan trong vòng tay mẹ, thế nhưng đến khi ra về, phóng viên không được nghe bé cất lời một lần nào.
Kể từ khi đứa con biết nói khi mới hơn hai tháng tuổi, ngày nào hai vợ chồng anh Tân cùng ông bà nội cũng nơm nớp lo sợ “chuyện lạ”. Rồi khi đoạn video ghi hình bé Nhi gọi “bà ơi” được bà nội kể bên nhà ông bác thì dần dần cả làng biết.
Ngay sau đó, cả nhà tá hỏa khi người tứ xứ tìm đến để gặp con gái mình cứ tăng dần. Ngày ít thì 10 người, nhiều thì 30 người ở các nơi tìm đến thăm bé. Những câu chuyện được người ta truyền tai nhau về bé cũng được thêu dệt theo cấp độ tăng dần.
Có người không ngần ngại gọi bé là “thần đồng”, “thiên tài”, “người giời”. Trong lúc hỏi thăm đường vào nhà bé Nhi, một bà cụ cứ nhắc mãi với chúng tôi: “Từ cha sinh mẹ đẻ tới giờ, già này chưa thấy một trường hợp nào lạ kỳ như thế, chắc chắn bé phải có một khả năng thiên bẩm về sau”.
Nói ở nhà, im thin thít khi lên chùa?
Ngày sinh bé đúng ngày mai táng cụ nội nên có người mê tín cho rằng cụ đầu thai vào bé. Những câu chuyện càng được dịp thêu dệt. Người cha đứa bé tỏ ra lo lắng: “Ngày ra đời cháu là ngày mất cụ, người ta cứ bảo là đầu thai nhưng gia đình chúng tôi không biết được. Có người lại bảo là cháu lộn cửa, không phải cụ nội mà người trên lộn vào”.
Theo các chuyên gia, hai tháng tuổi mà đã biết nói có thể gọi là trường hợp “ngôn ngữ bên ngoài”.
 Theo các chuyên gia, hai tháng tuổi mà đã biết nói có thể gọi là trường hợp “ngôn ngữ bên ngoài”.
Ngày nào cũng nghe dân làng bàn tán về cháu mình, bà của cháu lo lắng mất ăn mất ngủ, nghe lời mách cho cháu làm con nuôi nhà chùa, liền mang bé lên làm lễ ở chùa gần đó. Lúc đó, dù đang lúc gặt rộ, cả nhà vẫn bỏ cả gặt để đưa đứa bé đi làm lễ.
Người mẹ cho biết, sau khi gia đình cho cháu lên làm lễ ở chùa, cháu đã ít nói hơn, có khi mấy ngày mới được một câu. Dạo trước bé nói liên tục, có lúc nói câu dài như “mẹ ơi ăn”, “bố ơi bế”, “bà nội”…, nhiều lúc còn kêu “ối giời ơi”… Bây giờ cách vài ngày gia đình lại đưa bé lên chùa chơi, ở nhà bé khá hiếu động nhưng hễ lên chùa là nằm im thin thít.
Câu chuyện về đứa bé biết phát âm sớm thực ra chẳng có gì là lạ lẫm, vì thực tế đã từng gặp nhiều. Nhưng với những người mê tín, “bé xé ra to” thì lại khác.
Người nhà kể lại một câu chuyện bi hài, một hôm, một người trong họ xuống chợ, vui miệng nói chuyện về bé. Trước những lời đồn đại bé gái là “thần đồng”, người trong họ cho rằng “đó là bình thường chứ không phải thần đồng này nọ”.
Ngay lúc đó, một người phụ nữ trung tuổi ở xã bên tát một cú như trời giáng vào người “báng bổ”: “Nó là người giời, không được nói xấu nó”. “Cú tát ấy khiến tôi ù tai đến hàng tuần”, “nạn nhân” nhớ lại.
Cuộc sống gia đình bị đảo lộn, đôi vợ chồng trẻ vừa lo chăm con lại vừa lo tiếp khách. Khách đến thăm nhà anh Tân bất kể giờ giấc, có hôm ngồi chật kín nhà, đứa bé đang ngủ cũng bị đánh thức dậy.
Trước những thắc mắc quanh câu chuyện bé gái biết nói khi mới hơn hai tháng tuổi này, nhà ngoại cảm Nguyễn Cung Hà, Phó Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người), cho rằng, bé Nhi cũng là trường hợp đặc biệt. Nhưng việc gọi bà, mẹ, ba… chỉ là bột phát, hoàn toàn không có cơ sở khẳng định là đầu thai hay thần đồng.
Ông Trần Duy Tiên, Phó Chủ tịch UBND xã Tượng Lĩnh cũng đồng tình với nhận định nêu trên. “Chính tính hiếu kỳ, tò mò của một số người mê tín; rồi sự đồn thổi, thêu dệt của những người này đã làm rối vấn đề. Theo tôi, nên để bé phát triển tự nhiên như những đứa trẻ bình thường khác”, ông Tiên nói.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.