Cổng làng Sở đánh dấu đất của họ Trương

Cổng làng Dịch Vọng Sở.
Cổng làng Dịch Vọng Sở.
(PLO) - Cổng làng Dịch Vọng Sở nằm bình yên trong một con ngõ ở gần Đại học Thương mại Hà Nội. Đây cũng chính là làng cuối cùng của phủ Hoài Đức xưa. 
Làng Sở như một tổng riêng…
Cổng đầu tiên của làng được xây theo kiểu thượng gia hạ môn (trên là nhà, dưới là cửa). Phần phía trên được xây dựng như một căn nhà đơn sơ, có sàn để những người tuần canh ngủ vào buổi đêm. Đội canh tuần phải ngủ ở cổng làng để canh.
Thời ấy làng chỉ có 40 nóc nhà, chỉ có họ Trương sinh sống. Ông Trương Văn Đoan, ông từ của đình Dịch Vọng Sở cho biết, làng Dịch Vọng Sở vốn được nhà vua trao tặng cho một vị tướng khi vị này về hưu. Đất làng rất rộng, làng có lệ cứ mỗi một đứa trẻ trai ra đời sẽ được cắm 18 sào ruộng.
Cũng theo ông Đoan, trước đây ngay rìa cổng làng đắp đất và rào tre xung quanh làng, như một cách để vạch rõ ranh giới của làng bởi làng chỉ có duy nhất họ Trương sinh sống, đầu làng một cổng, cuối làng cũng có một cổng.
Người làng gọi là Tổng làng Sở, có chánh tổng, lý trưởng, tuần đinh riêng. Hàng ngày đều có người canh gác ngoài cổng, có người đến thì báo trước với làng để đón tiếp hoặc để báo với người làng việc bọn Tây đang đến quấy quả dân làng. 
Bởi mỗi khi Tây đến chúng đều bắt mở cổng ra, xộc vào từng nhà để tìm những người theo cách mạng. Chúng cũng đặt ra luật lệ, các làng phải đóng cửa không cho du kích ra vào làng.
Bố ông Đoan là Trương Văn Tịch, hoạt động cách mạng, thời điểm ấy được xem như đầu tàu của Ủy ban Kháng chiến Tổng Sở, phải đổi tên để nhỡ Tây có về làng hỏi thăm thì không biết là ai, con cái phải gọi bằng chú. 
Nếu có cuộc tấn công tìm kiếm vào ban ngày, bọn Pháp thường bao vây khắp làng, sau đó tốp cuối cùng mới đến trước cổng làng để bịt kín các ngả Việt Minh có thể chạy trốn. Nhưng nhờ có tuần canh hàng giờ, phát hiện từ xa có giặc đến, tuần canh đã vội vàng truyền vào trong làng để những người làm cách mạng có thể chạy trốn xuống hầm.  
Ông Trương Văn Xuân, Trưởng ban Quản lý BQL Di tích làng cho biết thêm, cổng làng trước đây được làm bằng tranh tre nứa lá. Đến năm 1938, làng được đền 10 mẫu ruộng công điền khi khai thông lại sông Nhuệ. Người dân bàn với nhau nên làm đình, sửa lại đình, xây đường và làm cổng làng.
Cũng theo ông Xuân, cao nhất trên cổng làng là 2 chữ Thủ vọng, có nghĩa là đầu làng, vọng ra ngoài với hàm ý tên tuổi của làng còn vang vọng ra khỏi làng. Chữ viết này được ông quan án An Viễn cho.
Ngay bên hai chữ Thủ vọng là Đinh Sửu trọng xuân và Bảo Đại thập nhị niên (ý là cổng được xây dựng lại vào năm 1938).
Ông Xuân cho biết, làng sẽ tiến hành họp và đổi một vế trên thành Từ Liêm Dịch Vọng Sở cho đúng với bản chất của tên làng và năm xây dựng cổng làng, cũng là để phù hợp với lối kết cấu chữ Hán thường thấy. Riêng 4 cột trụ của cổng (2 cột chính và 2 cột phụ) vẫn được giữ nguyên.
Theo đó, hai câu đối ở hai bên cột chính là Vô sự tưởng an hữu lão cá kiến Nam lực địa/ Thiết dư dữ ngự khí ngữ phòng ô hưởng giang chi. Hai câu đối bên cột phụ là Nhị linh linh tiểu niên ngũ nguyệt/ Trong tu tôn di độ đài thứ.
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà hai đôi câu đối này vẫn chưa được dịch nghĩa. 
Ông Trương Văn Đoan kể chuyện về cổng làng thời xa xưa.
Ông Trương Văn Đoan kể chuyện về cổng làng thời xa xưa. 
Cổng làng Sở chưa… linh?
Lịch sử hình thành làng Dịch Vọng Sở hiện đang có nhiều dị bản. Ngoài câu chuyện về gốc tích làng được ông Đoan kể, Tiến sĩ Bùi Xuân Đính cũng cho biết có một dị bản khác về việc hình thành làng Dịch Vọng Sở.
Theo đó, vào giữa thời Lê Sơ, một bộ phận người Chăm, vốn là tù binh Chiêm Thành sống tại trại Nam Đồng đã lên Dịch Vọng khai phá đất đai, lập một cụm dân cư mới gọi là ấp Canh Đồng. 
Theo sử cũ ghi lại, năm Hồng Đức thứ 12 (1481), Vua Lê Thánh Tông xuống chiếu cho các địa phương trong cả nước còn nhiều đất hoang phải khai phá, lập ra các sở đồn điền để sản xuất, làm cho sự tích trữ lương thực được dồi dào.
Dịch Vọng Sở là một trong 43 sở đồn điền được hình thành trong bối cảnh đó, trên cơ sở mở rộng ấp Canh Đồng và trại Nam Đồng, mặc dù chúng cách nhau khá xa. 
Ba họ từ Nam Đồng đến khai phá Dịch Vọng Sở là: Trương, Lương, Đỗ. Về sau, đinh số họ Trương càng đông lên, còn hai họ Lương, Đỗ ít tăng. Năm Cảnh Hưng thứ 18 (1757), Nhà nước bãi bỏ chế độ đồn điền, các sở chuyển thành làng xã. Dịch Vọng Sở được chuyển thành một xã, ngang bằng với xã Dịch Vọng, cùng thuộc các tổng, huyện, phủ với xã Dịch Vọng.
Từ năm 1956, làng nhập với làng Mai Dịch thành xã Mai Dịch, thuộc quận VI, đến năm 1961 thì thuộc huyện Từ Liêm và nay trở thành xóm Sở, thuộc phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy.
Cũng theo tài liệu này, đầu thế kỷ 20, Dịch Vọng Sở là làng ít dân (chỉ có 216 người). Vì là xã bé nên Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu đã nhiều lần bắt ép Dịch Vọng Sở phải nhập vào xã Phú Đô của Tổng Phương Canh, nhưng các chức dịch và dân làng không chịu.
Bởi tuy ít dân nhưng làng lại có đến 216 mẫu ruộng, hầu hết là ruộng công, bình quân mỗi người có đến gần một mẫu. 
Đình của làng Dịch Vọng Sở xưa kia là đình lợp lá, thờ Lý Phật Tử, Thành hoàng làng của Mai Dịch. Trong đình còn lưu sáu đạo sắc phong cho thần, đạo sớm nhất vào năm Quang Trung thứ năm (1792). Tuy không có người đỗ đạt nhưng trước đây Dịch Vọng Sở cũng có Văn chỉ.
Trong khi đó, lịch sử Việt Nam thời phong kiến độc lập tự chủ đã dành những trang chói lọi để chép về sự nghiệp và công tích của không ít danh nhân họ Trương như Trương Hán Siêu, Trương Đăng Quế…
Trong lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến, họ Trương Việt Nam tự hào có khá nhiều người đỗ đạt. Vào thời Trần, có 4  người đỗ Đại khoa; Thời Hậu Lê có 11 người đỗ Tiến sĩ được ghi danh trên bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Một trong nhưng tấm gương sáng ngời trong buổi đầu của sự nghiệp kháng chiến chống Pháp là Hoàng Hoa Thám, cũng là một người con họ Trương. 
Lần giở lại những trang sử này, ông Xuân trầm ngâm tâm sự, làng Dịch Vọng Sở từ trước đến nay không có người đỗ đạt, các cao niên trước khi nhắm mắt cũng cùng một trăn trở với chúng tôi, lo lắng rằng có thể cổng làng đặt chưa đúng thế nên kìm hãm sự phát triển, thành đạt của người làng.
Do đó, các thành viên BQL di tích muốn họp dân để bàn về việc sửa cổng làng. Ngoài mục đích mở rộng cổng làng, những người con của làng còn muốn có sự thay đổi để mong muốn con em trong làng học hành đỗ đạt, để làng có nhiều người thành đạt… 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.