Cô bé mồ côi hát nhạc Trịnh mong có tiền xây cô nhi viện

Huyền Trân chinh phục khán giả và HLV với ca khúc Còn tuổi nào cho em - Ảnh: BTC
Huyền Trân chinh phục khán giả và HLV với ca khúc Còn tuổi nào cho em - Ảnh: BTC
Từng khiến khán giả thổn thức khi thể hiện ca khúc "Còn tuổi nào cho em" trong vòng Giấu mặt Giọng hát Việt nhí, cô bé Lê Thanh Huyền Trân cho biết em tham gia cuộc thi với mong muốn sau này đi hát có tiền xây cô nhi viện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống mình.

 

 

Yêu nhạc Trịnh từ nhỏ
Trong tập 5 vòng Giấu mặt chương trình Giọng hát Việt nhí phát sóng tối 26.7, sự xuất hiện của cô bé Lê Thanh Huyền Trân đã gây nhiều chú ý cho khán giả và huấn luyện viên (HLV).
Bước ra sân khấu với mũ trùm đầu, áo dài trắng, Huyền Trân nhẹ nhàng thể hiện ca khúc Còn tuổi nào cho em, một sáng tác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng được nữ ca sĩ Khánh Ly thể hiện thành công.
Mặc dù chọn ca khúc có phần quá sức so với lứa tuổi 12 của mình nhưng Huyền Trân lại thể hiện một cách nhẹ tênh, không có chút gì gọi là “gồng” hay gượng ép. Chính điều đó đã chinh phục được khán giả có mặt tại trường quay và khiến 4 vị HLV cùng xoay ghế nóng để "giành" Huyền Trân về đội của mình.
Huyền Trân cho biết em biết đến nhạc Trịnh rất tự nhiên vì từ khi còn bé đã nghe các anh chị (cũng là trẻ mồ côi) cùng nhà mở suốt. Những giai điệu trầm bổng của nhạc Trịnh cứ thế nuôi lớn tâm hồn của cô bé mồ côi suốt những năm tháng ấu thơ.
“Con biết hát nhạc Trịnh cũng là do các anh chị lớn dạy cho con. Các anh chị hát hay lắm. Hằng ngày, sáng chiều con đều tập hát, tối thì đi canh ao cá. Lúc canh thì thỉnh thoảng con cũng ngồi hát vu vơ nữa”, Huyền Trân chia sẻ.
Cô bé cho biết ngoài nhạc Trịnh, em còn có thể hát nhạc của Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên… và một số thể loại khác nhưng không tự tin cho lắm.
Biết được khả năng của Huyền Trân, người thầy cưu mang em đã đăng ký cho em thi Giọng hát Việt nhí. Hỏi Huyền Trân có lo lắng không khi mà các thí sinh khác có thể hát được nhiều thể loại khác nhau, cô bé tự tin: "Nhạc Trịnh em hát từ nhỏ đến lớn nên hiểu và quen rồi. Nếu hát những dòng nhạc khác, em sợ hát dở, không có hồn. Với lại em hát nhạc Trịnh với mong muốn mang triết lý của nhạc Trịnh đến gần hơn với mọi người”.
Sau khi phần thi của mình được phát sóng, Huyền Trân cho biết em cảm thấy rất vui khi được khán giả đón nhận và ủng hộ. Ca khúc Còn tuổi nào cho em là bài hát mà cô bé rất thích, đặc biệt là câu hát Tay măng trôi trên vùng tóc dài...
Cô bé lý giải: “Khi hát đến câu này, cô biết con nghĩ đến điều gì không? Con nghĩ đến những bạn sinh ra trong gia đình giàu có, sống nhung lụa nên tay búp măng còn con là trẻ mồ côi, không cha mẹ, bàn tay cực khổ, không phải tay búp măng…”.
Ước mơ xây trại trẻ mồ côi
Huyền Trân mồ côi cha mẹ, được một sư thầy và cô Cúc - một người tu tại gia, đưa về nuôi dưỡng. Chính vì thế, cô bé cũng xuống tóc, ăn chay trường và tu tại gia từ khi còn nhỏ.
“Tôi không có gia đình nên bao nhiêu tình thương dồn hết cho bé. Bé rất ngoan. Dù hoàn cảnh côi cút nhưng bé không buồn hay mặc cảm”, cô Cúc chia sẻ.
Huyền Trân và cô Cúc, người trực tiếp nuôi dưỡng em - Ảnh: Thiên Hương
Huyền Trân và cô Cúc, người trực tiếp nuôi dưỡng em - Ảnh: Thiên Hương 
Không như nhiều bạn gái đồng trang lứa, Huyền Trân không thích mặc váy hay đồ đẹp mà chỉ thích nhất là mặc áo tu. Hôm gặp Huyền Trân, cô bé mặc chiếc áo thun ngắn tay nhưng chốc chốc lại kéo tay áo cho… dài thêm một chút vì không quen. Hỏi Huyền Trân nếu có tiền em sẽ làm gì, cô bé cười bảo em sẽ mua 2-3 bộ áo tu để thay đổi qua ngày.
Không có mái tóc dài như bao bạn gái khác nhưng Huyền Trân không hề buồn hay ganh tị mà trái lại, em rất tự hào. Cô bé cũng cho biết em không có ý định nuôi tóc dài và sau này đi hát vẫn sẽ mặc áo dài, trùm mũ như thế.
12 tuổi nhưng Huyền Trân chỉ mới học hết lớp 5 và hiện tạm nghỉ học vì sức khỏe yếu, thường xuyên bị bệnh suyển tái phát. Thế nhưng khi được hỏi có đủ sức khỏe để theo đuổi cuộc thi Giọng hát Việt nhí không, cô bé mỉm cười: “Con sẽ ráng!”.
Nhà ở Bình Chánh (TP.HCM) nên mỗi lần đi thi hay đi tập dợt cùng các thí sinh khác, Huyền Trân lại được sư thầy và cô Cúc đèo đi hàng cây số trên chiếc xe gắn máy. Hỏi em có kỳ vọng vào vòng chung kết cuộc thi không, cô bé cho biết: “Nếu khán giả thương, sau này con cũng muốn đi hát để kiếm tiền xây cô nhi viện để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh mồ côi giống mình. Tuy nhiên, con cũng biết trong cuộc thi này có nhiều bạn giỏi lắm. Chẳng hạn như cùng với đội Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang với con thì có Hoàng Anh, Đức Anh… hát rất hay”.
Huyền Trân cho biết ngoài ca hát ra, em không có sở thích gì đặc biệt, chỉ thích học đạo, ngồi thiền. Cũng vì mê nhạc Trịnh nên cô bé rất thích ca sĩ Khánh Ly. Nghe tin nữ danh ca vừa về Việt Nam để chuẩn bị đêm nhạc ở Hà Nội và Đà Nẵng, đôi mắt cô bé sáng rỡ...

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.