Chuyện ít biết về đời tư và 'show tỉnh' của Châu Khải Phong

Nam ca sĩ Châu Khải Phong
Nam ca sĩ Châu Khải Phong
(PLO) - “Tôi còn nhớ, khi tôi mới tập tành đi hát, cô ruột tôi có nói: “Con có đi hát thì hát cho vui thôi, chứ nghề “xướng ca vô loài” không có làm được gì đâu con ạ!”. Chính từ câu nói đó, tôi phải cố gắng nhiều hơn người khác rất nhiều, chỉ để được sống với cái nghề này, với đam mê và tâm huyết của mình”, Châu Khải Phong tâm sự.

Ấp ủ làm một show diễn miễn phí

Nghe Châu Khải Phong nói, thì có vẻ như anh khá “lành”. Đó có phải là lý do anh thường lựa chọn biểu diễn ở các sân khấu ca nhạc ở tỉnh thay vì ở các sân khấu lớn?

Cái tên Châu Khải Phong thì mọi người biết đến thường tập trung ở các sân khấu tỉnh nhiều hơn là ở thành phố lớn, có lẽ bởi vì âm nhạc của tôi gần gũi với phần đông những người dân lao động.  

Nhưng cũng phải thú thật là từ trước tới giờ, tôi không tiếp xúc với truyền thông nhiều, nên những hoạt động, show diễn của tôi rất nhiều người còn chưa biết. 

Năm 2017, tôi ít hát những thị trường ở trong nước mà tôi tập trung đi lưu diễn ở nước ngoài nhiều hơn như Mỹ, Canada... Trong năm vừa qua, tôi cũng là 1 trong 10 ca sĩ được tham gia chương trình Migrants’ Arirang Multicultural Festival 2017, đó cũng là một sự may mắn, nhờ sự yêu mến của khán giả mà tôi mới có cơ hội được tham gia những sự kiện lớn như vậy. 

Tôi nghĩ, một người nghệ sĩ thì không quan trọng là sân khấu lớn hay sân khấu nhỏ, mà quan trọng nhất là mình được hát và được khán giả đón nhận ra sao.

Nam ca sĩ Châu Khải Phong
Nam ca sĩ Châu Khải Phong

Không ít người nói: “Show ở tỉnh toàn mấy show hội chợ, tào lao”. Bản thân anh có bao giờ bị chạnh lòng vì điều đó?

Từ khi xác định theo nghệ thuật tôi đã học được cách chấp nhận sẽ có người khen, người chê; người yêu mến, người đả kích; quan trọng là tôi biết được mình đang làm gì và đang đứng ở đâu. Bởi với một người nghệ sĩ, điều quan trọng nhất vẫn là được khán giả yêu mến và được càng nhiều càng tốt (Cười).

Bởi đã là nghệ sĩ, tôi nghĩ chúng ta nên cống hiến hết mình cho nghệ thuật và ở bất kỳ sân khấu nào. Tôi tin nếu làm hết mình thì chắc chắn sẽ nhận lại được quả ngọt.

Chạy show triền miên, anh đã bao giờ gặp phải những khán giả quá khích?

Chuyện khán giả yêu mến nghệ sĩ rồi có những hành động yêu mến có phần quá đà lâu lâu tôi cũng gặp một vài ca. Đơn cử như cá nhân tôi, khi đi lên sân khấu diễn thì nhìn sạch sẽ, đẹp đẽ nhưng khi về tới khách sạn thì tả tơi, áo quần rách rưới giống như một người lao động mới đi làm về chứ không phải là ca sĩ lấp lánh hào quang.

Nhưng nghĩ lại, thì cũng do khán giả yêu mến mình quá nên mới có những hành động như vậy. Họ muốn được gặp thần tượng, muốn được nắm tay, ôm hôn thần tượng của mình bằng xương bằng thịt... xem bên ngoài như thế nào. 

Những chương trình ở tỉnh, với số lượng khán giả mà họ lại quá nhiệt tình tôi thường chọn cách trò chuyện cùng khán giả và giải quyết một cách thật êm đẹp để chương trình có thể tiếp tục hát phục vụ cho khán giả.

Đã khi nào anh nghĩ sẽ đền đáp lại tình cảm của khán giả bằng một liveshow kỷ niệm chặng đường ca hát của mình hay không?

Đó là điều mà không chỉ riêng cá nhân tôi mà nhiều nghệ sĩ đều ấp ủ. Năm nay cũng là năm kỷ niệm 10 năm ca hát của tôi. Nếu như trong vài ba tháng tới, tôi có được sự may mắn của mình thì cuối năm nay, tôi sẽ tổ chức một show hoàn toàn miễn phí cho những khán giả ở quê hương mình.

Trong chương trình ấy tôi sẽ mời anh chị em nghệ sĩ - đồng nghiệp về Nghệ An để cùng tham gia trong show diễn ấy. Tôi cũng muốn xem như đây là một món quà để cảm ơn những người yêu mến cũng như để cảm ơn quê hương nơi đã từng nuôi nấng tôi để phát triển như ngày hôm nay.

Quá khứ vất vả, từng làm phụ hồ để kiếm sống...

Trong quá trình từ khi Châu Khải Phong theo học trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội đến khi thành danh, anh vấp phải những khó khăn gì?

Ban đầu, ca hát với tôi chỉ là một sự đam mê chứ chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ trở thành một ca sĩ bởi vì tôi nghĩ muốn làm nghệ thuật thì gia đình phải giàu có thì bản thân mới có điều kiện để theo nghề và phát triển sự nghiệp trong khi bố mẹ tôi đều làm nông mà gia đình lại đông con nên khá vất vả. Là anh cả trong nhà, tôi đã từng làm nhiều nghề, thậm chí đi làm phụ hồ để kiếm sống. 

Lúc đầu, tôi làm trong một Đoàn nghệ thuật với mức lương mỗi tháng là 1 triệu đồng. Số tiền ấy không để để tôi trang trải cuộc sống nên sáng diễn ở Đoàn, tối đến tôi lại đi hát ở các tụ điểm nhỏ với cát-sê chỉ từ 30-50 ngàn đồng để tăng thêm thu nhập. 

Làm như vậy được chừng hơn 1 năm thì tôi nghỉ và quyết định Bắc tiến. Có những tháng tôi chạy show tới 30 ngày. Thời gian ở trên xe của tôi nhiều hơn ở nhà. Tôi đã trải qua những giai đoạn quá khó khăn, đến bây giờ nghĩ lại còn cảm thấy sợ. Nhiều lúc tôi còn không hiểu tại sao hồi ấy mình có thể làm việc kinh khủng đến vậy nếu như không phải do tuổi trẻ đam mê và nhiệt huyết quá nhiều nên mới bất chấp hết để làm. 

May mắn trong giai đoạn khó khăn nhất, tôi đã gặp một người em ở Thái Nguyên, người đó đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi Nam tiến và ra mắt sản phẩm âm nhạc đầu tiên. Với tôi, đó là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp. 

Có khi nào anh muốn buông xuôi vì quá khó khăn?

Cách đây 5 năm, tôi phát hành 1 album và xem đây giống như một kỷ niệm trong quãng thời gian đi hát, mà chưa có một thành tích hay một sản phẩm nào. May mắn sau khi sản phẩm đó ra mắt và ca khúc “Anh thích em như xưa” thành hit nên mới có một Châu Khải Phong như bây giờ. 

Châu Khải Phong cùng vũ đoàn trên sân khấu ca nhạc
Châu Khải Phong cùng vũ đoàn trên sân khấu ca nhạc

Thu nhập từ công việc đi hát ở thời điểm hiện tại có giúp đỡ được nhiều hơn cho gia đình?

Bố mẹ tôi đều làm nông nghiệp nên tất cả những vấn đề liên quan đến kinh tế trong gia đình, tôi đều là người đứng ra gánh vác. Bố mẹ tôi hiện tại đã lớn tuổi và tôi không muốn bố mẹ phải vất vả thêm nữa. Tâm nguyện lớn nhất của tôi từ trước đến giờ là mình có thể làm được điều gì đó cho gia đình. Tôi phải lo gia đình tôi trước, lo cho các em sau đó mới đến lo cho bản thân mình. 

Còn nhớ, chừng 7 năm về trước, tôi cũng gọi là có chút tiếng tăm nhưng tôi không bao giờ để ra được cho mình một đồng nào, bởi vì phải lo cho gia đình: làm nhà cho bố mẹ, nuôi các em ăn học... 

Thú thật mang tiếng là nghệ sĩ nhưng thời gian đầu không thể lo lắng chu toàn được cho bố mẹ, để bố mẹ phải khổ, tôi tủi thân lắm. Có nhiều cái Tết, tôi không dám về mà phải lọ mọ chạy show. Không phải tôi không đi hát, không phải tôi không thương bố mẹ nhưng tôi không muốn về nhà tay không khiến bố mẹ thất vọng nên luôn viện hết lý do này đến lý do khác chỉ để bố mẹ yên tâm.

Thậm chí, có lần, sau khi tích cóp được một số tiền, tôi gọi điện về cho bố mẹ nói bố mẹ làm nhà đi vì nhà tôi cũ quá rồi nhưng mẹ tôi nói: “Con có muốn làm nhà thì phải mang tiền về đây bố mẹ mới làm được chứ bây giờ mà đập nhà ra rồi không có tiền để làm thì cả nhà ra đê mà ở hả?”. Đơn giản chỉ vì bố mẹ tôi không tin tôi đã thành công với công việc của mình, không tin rằng tôi đã có thể kiếm được tiền và lo lắng cho công việc của mình.

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.