Chùa Vàm Ray đẹp nhất miền Tây

(PLO) - Chùa Vàm Ray tọa lạc tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) có niên đại hơn 600 năm với rất nhiều câu chuyện tâm linh, huyền bí, là nơi tu tập của các vị tăng ni, phật tử tại địa phương. 

Đến đây chuyện đầu tiên mà du khách được kể là việc một phật tử của chùa tên Trầm Bê đã tự đóng góp trên 20 tỷ đồng để xây dựng, phục chế hầu như hoàn toàn cảnh đẹp của chùa cùng với nhiều công trình khác như: chánh điện, nhà tu, cổng chùa, tượng phật nằm lớn nhất Việt Nam có chiều dài 54 mét… Công trình này được thi công từ năm 2003 và đến năm 2008 thì hoàn thành trong sự vui mừng của đồng bào phật tử địa phương.

Chùa Vàm Ray mang phong cách kiến trúc Angkor, một kiến trúc đặc trưng của người Campuchia. Ngôi chánh điện chùa Vàm Ray có 4 cổng, cổng chính quay mặt về hướng đông theo như các chùa Khmer Nam bộ. Những hàng cột cao vút và họa tiết hình vòm bao xung quanh tạo nét uy nghi mà thanh thoát cho công trình. Trên nóc là những mái nhọn 2 đến 3 tầng chồng lên nhau và đỉnh là một hình tháp nhọn nhô lên cao vút giữa trời xanh. Các họa tiết, hoa văn, phù điêu từ chân đến đỉnh chánh điện được làm rất công phu. Tất cả được sơn son thếp vàng.

Nhìn từ bên ngoài, chùa có hình dáng của một cung điện vàng với những hoa văn, họa tiết được khắc chạm tỉ mỉ. Bên trong chánh điện, chỉ có một tượng phật lớn đặt trang trọng ở vị trí cao nhất. Một số tượng phật nhỏ được bố trí ở các vị trí thấp hơn. Không gian chánh điện rộng cao thanh thoát và mát mẻ tạo sự thoải mái cho du khách khi đến tham quan cũng như các tín đồ đến hành lễ. Các bộ cửa ra vào chánh điện được chạm khắc công phu từ những khối gỗ lớn và dày được nhập về từ nước ngoài. Những người thợ mất nhiều thời gian chạm trổ những hoa văn trên mặt gỗ, tạo thành những tác phẩm hoàn mỹ. 

Giữa sân chùa có một cột hình trụ cao vút được nâng đỡ bởi những cái cột cách điệu hình rắn thần Naga có 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ hội, tượng trưng cho việc Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được đức Phật thuần hóa  theo quan niệm của người Khmer. Cửa vào chánh điện được chạm trổ rất công phu, tinh xảo, kết hợp giữa phong cách nghệ thuật chùa và nghệ thuật chạm khắc dân gian, tạo nên nét độc đáo cổ kính.

Những hàng cột phía ngoài chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ Cô Ranh, phía trên tiếp giáp giữa đầu cột với mái chùa có tượng thần Krud mình người đầu chim, mỏ ngậm viên ngọc với hai tay đỡ mái chùa.

Xung quanh chánh điện được bao bọc bởi một hàng rào trang trí bằng những tượng chằn Year mặt mày dữ tợn, mặc áo giáp với dáng ngồi bảo vệ ngôi chùa. Nhìn chếch về hướng Đông Nam của chánh điện là tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn dài hàng chục mét được đặt trên bệ tương đương một ngôi nhà 2 tầng. Toàn bộ tượng và bệ cũng được sơn phủ sơn son thếp vàng. Lối vào chùa là chiếc cổng hoành tráng sơn màu mạ vàng, kiểu cổng Tam quan truyền thống Á Đông. Đỉnh cổng tạo hình những ngọn tháp nhọn chất chồng nhiều tầng.

Do nét lộng lẫy, vừa cổ kính, vừa hiện đại trong nghệ thuật tạo hình nên sự hấp dẫn từ chùa Vàm Ray luôn cuốn hút người đến tham quan. Cạnh đó, cứ mỗi dịp lễ, Tết truyền thống, dân cư ở các phum, sóc đổ về chùa hành lễ đông như trẩy hội nhất là vào các dịp tết Chôl Chnăm Thmây, Đôl Ta, Ok-om-bok...

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.